Về chính sách dược, Luật nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm cung ứng thuốc chất lượng, giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh, cũng như các yêu cầu quốc phòng, an ninh, và ứng phó thiên tai. Đồng thời, Luật đề ra chính sách phát triển dược lâm sàng, cảnh giác dược, và ưu đãi hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp dược thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Đặc biệt, Luật khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước từ nguyên liệu nội địa và hỗ trợ phát triển các loại thuốc tiên tiến như vắc xin, sinh phẩm, và thuốc công nghệ cao.
Ngoài ra, Luật còn quy định rõ về quyền và trách nhiệm của các cơ sở tổ chức chuỗi nhà thuốc, bao gồm việc mua nguyên liệu, pha chế thuốc theo đơn, luân chuyển thuốc và nhân sự trong chuỗi. Đối với quản lý giá thuốc, Luật đưa ra các quy định chi tiết về đấu thầu, công bố giá bán buôn thuốc dự kiến, và các biện pháp kiểm soát giá để đảm bảo minh bạch và phù hợp với mặt bằng giá cả trong nước và quốc tế.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, với một số nội dung quan trọng về đăng ký lưu hành và bán buôn thuốc có hiệu lực sớm hơn từ ngày 1/1/2025. Những sửa đổi này được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý chặt chẽ và đồng bộ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của ngành dược trong nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Người soạn bài: Hà Hải Anh
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: