Đối với mỗi năm trong giai đoạn 1990 đến 2019, lựa chọn ba bài báo về hóa thực vật (được trích dẫn nhiều và cung cấp đủ thông tin về các quy trình thí nghiệm) để phân tích. “Độ xanh” của các quy trình này đã được đánh giá, đặc biệt đối với việc sử dụng dung môi. Diethyl ete, benzen và carbon tetraclorua có tính nguy hiểm cao không xuất hiện trong các bài báo được lựa chọn sau năm 2010. Những tiến bộ về tính bền vững chủ yếu được quan sát thấy ở giai đoạn chiết xuất. Tiến trình tương tự không được quan sát thấy trong các quy trình phân lập, trong đó chloroform, dichloromethan và hexan thường xuyên được sử dụng. Vì việc thay thế các dung môi như vậy trong các quy trình phân lập nên là mục tiêu chính. Hơn nữa, một số sáng kiến hiện tại hướng tới nghiên cứu hóa chất thực vật bền vững hơn xem xét các khía cạnh khác ngoài dung môi được phân tích.
Mặc dù đã đạt được một số tiến bộ, nhưng người ta tin rằng các nhà hóa học về sản phẩm tự nhiên có thể đóng vai trò chính trong việc phát triển một mô hình sinh thái mới trong hóa học. Để đóng góp cho mục tiêu này, sáu nguyên tắc thực hiện hóa học các sản phẩm tự nhiên phù hợp với hướng dẫn của hóa học xanh được đề xuất.
Nguồn: https://doi.org/10.1021/acs.jnatprod.2c00501
Funari, C. S., Rinaldo, D., Bolzani, V. S., & Verpoorte, R. (2023). Reaction of the Phytochemistry Community to Green Chemistry: Insights Obtained Since 1990. Journal of Natural Products, 86(2), 440-459.
Người dịch: Nguyễn Thị Thúy An
Người duyệt: Nguyễn Thị Thùy Trang
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: