Vỏ quả măng cụt có khoảng 13,61% tanin, nhóm chất có tiềm năng có trong ngành công nghiệp thuộc da. Ngoài tanin ra, theo W Schimidt trong vỏ quả măng cụt còn có chất nhựa và chất mangostin [1].
Theo Trương Văn Châu, Trần Hồng Quang và Đỗ Ngọc Liên trong quá trình nghiên cứu khả năng chiết tách các hợp chất phenolic với nhiều loại dung môi từ vỏ quả măng cụt cho kết luận dịch chiết từ methanol và ethanol không chỉ chứa các hợp chất flavonoid mà còn có alcaloid, curmarin, tanin [2].
Năm 2007, Caili Fu và các công sự đã chiết các proanthocyanidin oligomeric từ vỏ quả măng cụt và được phân đoạn bằng cột Sephadex LH-20 để thu được hiệu suất 0,66% (chất khô). Tín hiệu 13Cvà 1H NMR cho thấy sự hiện diện của chủ yếu procyanidin và một số đơn vị prodelphinidin cùng với một lượng nhỏ đồng phân lập thể của afzelechin/epiafzelechin, catechin/epicatechin và gallocatechin/epigallocatechin [3].
Vào năm 2011, Haichao Zhou báo cáo dịch chiết từ vỏ măng cụt giàu các tanin ngưng tụ, về đơn vị cấu trúc monome, mức độ trùng hợp và liên kết interflavan. Tanin ngưng tụ chủ yếu trong măng cụt có chứa procyanidin với một lượng đáng kể properlargonidin nhưng thấp hơn lượng prodelphinidin. Eicosapentamer của tanin ngưng tụ được phát hiện có hai dạng liên kết A và B. Tanin trong măng cụt cũng cho thấy tiềm năng chống oxy hoá cho thực phẩm nhờ có khả năng chống oxy hoá mạnh [4].
Theo nghiên cứu của Chaobanalikith (2012), anthocyanin trong măng cụt chủ yếu tập trung ở lớp vở ngoài cùng của vỏ. Anthocyanin tăng một lượng đáng kể qua mỗi giai đoạn quả chín và lớn nhất ở giai đoạn chín cuối cùng, chứa 5 thành phần chính được phân tích như cyanidin-glucosid-pentosid, cyanidin-glucosid-X, cyanidin-X2 [A1] và cyanidin-3-sophorosid và cyanidin-3-glucosid [5].
1. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. 2019, Nhà xuất bản Y học.
2. Trương Văn Châu, T.H.Q., Đỗ Ngọc Liên, Đặc tính kháng khuẩn của các chất phenolic từ một số loài thực vật thuộc chi Garcinia L. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Định hướng Y dược học. Hội nghị Khoa học toàn quốc, 2004: p. 50-53.
3. Caili Fu, et al., Oligomeric proanthocyanidins from mangosteen pericarps. J. of Agricultural Food Chemistry, 2007. 55(19): p. 7689-7694.
4. Hai-Chao Zhou, et al., Structural diversity and antioxidant activity of condensed tannins fractionated from mangosteen pericarp. Food Chemistry, 2011. 129(4): p. 1710-1720.
5. A Chaovanalikit, et al., Anthocyanin and total phenolics content of mangosteen and effect of processing on the quality of mangosteen products. International Food Research Journal, 2012. 19(3).
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: