Bệnh đậu mùa khỉ (DMK) do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Đây là tác nhân gây bệnh thuộc giống Orthopoxvirus trong họ Poxviridae. Bệnh DMK là một bệnh truyền nhiễm từ động vật, chủ yếu xuất hiện ở các khu vực rừng mưa nhiệt đới, ví dụ như Trung Phi, Tây Phi và đôi khi có dịch chuyển sang các khu vực khác. Virus DMK có thể lây truyền khi tiếp xúc gần với tổn thương, lây từ người này sang người khác, đặc biệt khi tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể, giọt bắn đường hô hấp, hoặc cũng có thể thông qua trung gian là đồ dùng chung, như chăn ga gối đệm.
Bệnh DMK có biểu hiện lâm sàng tương tự như bệnh đậu mùa. Trong khi đậu mùa cũng là một bệnh nhiễm trùng do vi rút orthopoxvirus, từ năm 1980 đã được tuyên bố được xóa sổ trên toàn cầu. Có ý kiến cho rằng bệnh DMK ít lây hơn bệnh đậu mùa và có tỷ lệ biến chứng nặng thấp hơn. Điển hình của biểu hiện lâm sàng bệnh DMK sốt, phát ban, có thể sưng hạch bạch huyết. Người mắc bệnh DMK có khả năng bị các biến chứng, cần can thiệp y tế. DMK thường có triệu chứng kéo dài từ 2 đến 4 tuần và có thể xảy ra biến chứng nặng, với tỷ lệ tử vong theo ca dao động trong khoảng 3-6%. Các biện pháp chăm sóc lâm sàng đối với bệnh nhân DMK cần tập trung giảm nhẹ các triệu chứng, quan sát khả năng xuất hiện các biến chứng và phòng ngừa di chứng. Bệnh nhân DMK cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, có thể hỗ trợ tăng cường với thực phẩm dạng lỏng nếu cần thiết. Nếu có nhiễm khuẩn thứ phát, bệnh nhân cần được khám và có chỉ định điều trị bổ sung.
Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) đã cấp phép đối với một tác nhân chống vi rút, có tên là tecovirimat, đã được nghiên cứu trước đó cho bệnh đậu mùa, nay được được sử dụng cho bệnh DMK vào năm 2022. Cơ sở của quá trình cấp phép này dựa trên dữ liệu trong các nghiên cứu trên động vật và con người. Tuy nhiên, tác nhân kháng vi rút này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Khi sử dụng tecovirimat cho bệnh nhân DMK, lý tưởng nhất là việc sử dụng nên được theo dõi chặt chẽ với các chỉ số lâm sàng, để thu thập dữ liệu có thể hữu ích trong tương lai để củng cố dữ liệu chung cho tác nhân tiềm năng này.
Nguồn: Tóm tắt từ https://www.who.int/
Người dịch: Nguyễn Thị Hà
Người duyệt: Hà Hải Anh
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: