Nguyên tắc: Khi các loài gặm nhấm được đặt trên bề mặt nóng, ban đầu chúng sẽ cho thấy các tác động khó chịu của kích thích nhiệt bằng cách liếm bàn chân và cuối cùng, bằng cách nỗ lực thoát khỏi môi trường như ngảy hoặc liếm chân sau. Thử nghiệm tấm nóng Eddy và Leimbach (1953) là đưa chuột vào một khối hình trụ phần dưới là một tấm kim loại được nung nóng bằng nhiệt điện hoặc chất lỏng sôi [2].
Tiến hành: Thí nghiệm thực hiện bằng lựa chọn động vật thí nghiệm và xác định thời gian phản ứng đau bình thường. Đặt từng động vật lên máy đo phản xạ đau bằng mâm nóng có nhiệt độ ổn định trong khoảng 55-56o C.
Đánh giá: Bằng cách sử dụng đồng hồ hay thiết bị để xác định thời gian phản ứng đau của từng chuột, ghi lại kết quả là thời gian phản ứng bình thường. Đồng thời chỉ chọn những chuột có thời gian phản ứng đau từ 8 đến 30 giây để đưa vào thí nghiệm.
Nguyên tắc: Phương pháp thử nghiệm này để thử nghiệm tác dụng giảm đau bằng các kích thích (thường sử dụng là cơ học, nhiệt, điện và hóa chất) áp dụng cho đuôi của chuột, được biết đến nhạy cảm với bất kỳ kích thích nào. Khi động vật phản ứng bằng cách rít lên, điều này được coi là một dấu hiệu cho thấy các kích thích gây đau.
Tiến hành: Chuột đực trọng lượng khoảng 20g được đặt vào các lồng đặc biệt. Kẹp đuôi chuột lại, sau đó đặt điện cực dương ở gần cuối đuôi chuột, Kích thích điện được tạo ra từ bộ kích thích điện áp không đổi ở cường độ 40-50 V, tần số 1 shock/s.
Đánh giá: Sau khi dùng thuốc, xác định thời gian phản ứng được đăng kí trong 15 phút cho đến khi thời gian phản ứng trở về mức kiểm soát.
Thử nghiệm nhúng đuôi là một thử nghiệm nhiệt để đánh giá tiềm năng giảm đau của các hợp chất. Một nửa đuôi của mỗi con chuột được đặt trong một bể nước, ghi lại thời gian trễ rút đuôi với thời gian chờ 10 giây.
Nguyên tắc: Thử nghiệm này dùng cho các hợp chất giống morphin, dựa trên quan sát rằng các loại thuốc chọn lọc giống morphin có khả năng kéo dài thời gian phản ứng của phản xạ điển hình rút đuôi ở chuột gây ra bởi ngâm phần cuối của đuôi trong nước ấm 55 ° C [2][4].
Tiến hành:
+ Sử dụng chuột cái, trẻ (trọng lượng 170 - 210 g), đặt vào các lồng, để đuôi treo tự do. Các con vật được phép thích nghi với chuồng trong 30 phút trước khi thử nghiệm.
+ Đánh dấu phần dưới 5 cm của đuôi, đuôi phần này được ngâm trong một cốc nước đầy
chính xác là 55 ° C. Trong vài giây, con chuột phản ứng lại bằng cách
rút đuôi. Ghi lại thời gian phản ứng bằng đồng hồ bấm giờ.
+ Xác định thời gian phản ứng trước và định kỳ sau khi uống hoặc tiêm dưới da chất thử, ví dụ: sau 0,5, 1, 2, 3, 4 và 6 h.
Đánh giá: Có thể tính được giá trị ED50 cho mỗi hợp chất và đo được đường cong phản ứng thời gian (khởi phát, đỉnh điểm và thời gian có hiệu quả)
2. Mô hình dược lý nghiên cứu giảm đau ngoại vi
Nguyên tắc: Thử nghiệm đau quặn là một phương pháp hóa học được sử dụng để gây đau có nguồn gốc ngoại vi bằng cách tiêm các nguyên tắc gây kích ứng như phenylquinone, axit axetic ở chuột. Các thuốc chứng dương có thể là indomethacin (10mg/kg), aspirin 200mg/kg hoặc diclofenac 20mg/kg. Nhóm chứng sinh học có thể dùng dung môi là nước muối sinh lý 10mg/kg hoặc hỗn hợp dung môi gồm nước cất, propylenglycol, tween 80 (10mg/kg) [2][3].
Tiến hành:
+ Sử dụng chuột cùng giới tính với trọng lượng từ 18-20 g, tiêm trong màng bụng dung dịch 0,6% axit axetic.
+Sử dụng lô 6 con vật cho lô chứng và lô điều trị. Sau khi được dùng thuốc, các chuột được đặt riêng vào cốc thủy tinh và để qua năm phút, sau đó được quan sát trong khoảng thời gian mười phút và ghi lại số lần quằn quại của mỗi con.
+ Công thức tính toán phần trăm ức chế đau là:
X= (Trung bình số cơn quặn trong nhóm chứng – Tb số cơn đau quặn trong nhóm thuốc)/ Tb số cơn đau quặn nhóm chứng x 100%
+ Khoảng thời gian có phần trăm ức chế lớn nhất được coi là thời gian đỉnh
Đánh giá: Tác dụng giảm đau của thuốc được đánh giá dựa vào việc giảm tần suất quằn quại. Các biểu hiện của quằn quại bụng ở chuột được mô tả đầu tiên bởi Sigmund và cộng sự như đáp ứng thấy cong của lưng, duỗi chân sau và co thắt cơ bụng [1].
Nguyên tắc: Phương pháp này để phát hiện và định lượng các phản ứng đau thần kinh ở bằng cách tăng dần áp lực lên bàn chân sau của động vật [2].
Tiến hành: Trước khi thử nghiệm, mỗi con vật nhận được 5 phút xử lý để làm quen với thao tác, sau đó nó được đặt vào một miếng vải bông mềm và được cố định. Thử nghiệm bao gồm việc áp dụng một lực cơ học ngày càng tăng, trong đó đầu của thiết bị được áp dụng trên phần giữa của cẳng chân hoặc mặt sau của cả hai chân trước và chân sau cho đến khi có phản ứng co rút.
Đánh giá: Bằng cách sử dụng máy đo điện tử Randall-Selitto để đo ngưỡng chịu đau của chuột.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
[1] Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn điều trị cơ xương khớp.
[2] Đào Thị Vui (2020), Bài giảng Mô hình dược lý, Trường Đại học Dược Hà Nội.
Tiếng Anh
[3] Gawade Shivaj P. (2012), "Acetic acid induced painful endogenous infliction in writhing test on mice", J Pharmacol Pharmacother, pp.23.
[4] Nilsen P L (2014), "Studies on Algesimetry by Electrical Stimulation of the Mouse Tail", Acta Pharmacol Toxicol, pp.34.
Tác giả: Hoàng Thị Kim Quý
Người duyệt:Nguyễn Thị Thùy Trang
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: