Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của hirsutidin đối với bệnh loét dạ dày do ethanol gây ra ở chuột.
Chuột (n = 24 con/nhóm) được tách ngẫu nhiên thành các nhóm sau: cho uống nước muối thông thường (kiểm soát bình thường), cho uống ethanol (kiểm soát ethanol), 10 mg/kg hirsutidin + cho uống ethanol (hirsutidin 10), và 20 mg/kg hirsutidin + đã cho uống ethanol (hirsutidin 20). Tất cả các nhóm được điều trị tương ứng bằng đường uống trong 7 ngày. Vào ngày thứ 7, sau 24 giờ nhịn ăn, ngoại trừ nhóm đối chứng bình thường, tất cả các nhóm đều được uống 5 mL/kg ethanol. Bốn giờ sau, chuột được gây mê, huyết thanh được phân lập từ máu, và các xét nghiệm sinh hóa được thực hiện. Mô dạ dày được sử dụng để phân loại vết loét, mô học và phân tích sinh hóa. Những con chuột có axit dạ dày tăng và loét sau khi được cho uống ethanol dựa trên sự gia tăng điểm loét, rối loạn cấu trúc tế bào, tăng myeloperoxidase và giảm chất chống oxy hóa nội sinh, nồng độ nitric oxide và prostaglandin E2. Những con chuột được cho uống ethanol cũng có biểu hiện tăng yếu tố hoại tử khối u-α, aspartate aminotransferase, alanin transaminase, phosphatase kiềm, và các cytokine gây viêm.
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy điều trị bằng hirsutidin đã bảo vệ và phục hồi đáng kể tất cả các thông số huyết thanh trong bệnh loét dạ dày do ethanol và có thể có hoạt tính chống đông máu.
Nguồn: https://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/acs.jnatprod.2c00620
Người dịch: Nguyễn Thị Thu
Người duyệt: Hà Hải Anh
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: