Mô tả: Hiệu quả và an toàn của liệu pháp DAPT ở BN có nguy cơ chảy máu cao thay đổi tùy theo thời gian dùng DAPT và loại stent (ví dụ: stent phủ thuốc với lớp polymer bền (DP-DESs), stent phủ thuốc với lớp polymer tự tiêu (BP-DESs), hoặc stent phủ thuốc không polymer (PF-DCSs) là chưa rõ ràng, vì vậy mục đích của nghiên là nghiên cứu loại stent và thời gian dùng DAPT thích hợp ở BN có nguy cơ chảy máu cao.
Phương pháp: Các BN có nguy cơ chảy máu cáo được phân vào 2 nhóm
- Nhóm 1: Thời gian dùng DAPT tiêu chuẩn (6-12 tháng) và can thiệp bằng DP-DES hoặc BP-DES
- Nhóm 2: Thời gian dùng DAPT ngắn (≤ 3 tháng) và can thiệp bằng DP-DES hoặc BP-DES hoặc PF-DCS hoặc stent kim loại trần
- Kết cục hiệu quả chính: các biến cố tim mạch lớn (tử vong do tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ)
- Kết cục an toàn chính: chảy máu nặng
- Kết cục phụ: nhồi máu cơ tim và huyết khối trong stent
Kết quả: 13 RCT (19.418 BN có nguy cơ chảy máu cao)
- Biến cố tim mạch lớn và nhồi máu cơ tim cao hơn ở nhóm dùng DAPT ngắn và can thiệp bằng stent kim loại trần so với dùng DAPT tiêu chuẩn và can thiệp bằng DP-DES.
- Chảy máu nặng: nguy cơ thấp hơn ở nhóm dùng DAPT ngắn so với dùng DAPT tiêu chuẩn (ví dụ: DAPT ngắn và can thiêp bằng DP-DES so với DAPT tiêu chuẩn và can thiêp bằng DP-DES; HR[95% CI]: 0,48[0,28-0,82]).
- Huyết khối trong stent: nguy cơ cao hơn ở nhóm dùng BP-DES so với nhóm dùng DP-DES (ví dụ: DAPT tiêu chuẩn và can thiêp bằng BP-DES so với DAPT ngắn và can thiêp bằng DP-DES; HR[95% CI]: 2,65[1,03-6,79]).
Kết luận: BN có nguy cơ chảy máu cao, đã trải qua can thiệp mạch vành qua da thì chiến lược DAPT ngắn và can thiệp bằng DP-DES nên được sử dụng vì nó mang lại sự kết hợp tốt về độ an toàn và hiệu quả.
TLTK: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0002870324002667
Người dịch: Phan Thị Thu Trang
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: