*Hoạt tính chống viêm, chống dị ứng
Vào năm 2002, nghiên cứu của Nakatani và các cộng sự chỉ ra rằng dịch chiết ethanol 40% ức chế phóng thích histamin qua trung gian IgE và ức chế tổng hợp prostaglandin E2 (PGE2). Đến năm 2004, nghiên cứu Nakatani cho thấy γ-mangostin ngăn cản hoạt động ức chế kB kinase lypopolisaccharid làm giảm hệ số kB, do đó làm giảm COX-2 [1].
Năm 2008, Chen và cộng sự chứng minh rằng α và γ-mangostin ức chế hiệu quả quá trình sản xuất NO và gây đọc tế bào trên các tế bào RAW 264,7. Hai hợp chất là α và γ-mangostin cũng khử quá trình tổng hợp PGE2 một cách hiệu quả. Hiệu quả của những xanthon này được thông qua bằng cách xác định sự cảm ứng của nitric oxide synthase và enzym COX [2].
Năm 2016, Widowati và cộng sự nghiên cứu cho thấy dịch chiết vỏ quả Măng cụt chứa α-mangostin và γ-mangostin có tác dụng chống viêm theo cơ chế giảm sản xuất COX-2, IL-6, IL-1β và NO trong các tế bào RAW 264,7 [3].
*Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm
Năm 2003, Suksamrarn và cộng sự nghiên cứu tiềm năng chống lao từ các hợp chất xanthon prenylated được phân lập từ vỏ quả Măng cụt. Trong đó có α, β- mangostin và garcinon B tác dụng ức chế đối với Mycobacterium tuberculosis [4].
Năm 2007, Rassameemasmaung nghiên cứu hiệu quả nước súc miệng chứa thành phần chiết xuất từ vỏ quả măng cụt. Kết quả nước súc miệng này có tác dụng chống lại các hợp chất chứa lưu huỳnh dễ bay hơi giảm chảy máu răng và điều trị hơi thở hôi thối [5].
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Tuyên đã chỉ ra rằng hoạt chất α- mangostin có hoạt tính kháng khuẩn cao đối với E. coli DH5α và Staphylococcus aureus. Nồng độ ức chế tối thiểu của hoạt chất α-mangostin đối với chủng E. coli và Staphylococcus aureus tương ứng là 800µg/ml và 15µg/ml. Ở nồng độ 1000µg/ml, hoạt chất α- mangostin đã ức chế được hơn 80% sự sinh trưởng và phát triển của chủng vi khuẩn B. subtilis XL62 và 70 % đối với chủng P. aeruginosa ĐngL1 [6].
TLTK
1. Keigo Nakatani, et al., γ-Mangostin inhibits inhibitor-κB kinase activity and decreases lipopolysaccharide-induced cyclooxygenase-2 gene expression in C6 rat glioma cells. Molecular Pharmacology, 2004. 66(3): p. 667-674.
2. Lih-Geeng Chen, Ling-Ling Yang, and Ching-Chiung Wang, Anti-inflammatory activity of mangostins from Garcinia mangostana. Food Chemical Toxicology, 2008. 46(2): p. 688-693.
3. Wahyu Widowati, et al., Anti-inflammatory effect of mangosteen (Garcinia mangostana L.) peel extract and its compounds in LPS-induced RAW264. 7 cells. Natural product sciences, 2016. 22(3): p. 147-153.
4. Sunit Suksamrarn, et al., Antimycobacterial activity of prenylated xanthones from the fruits of Garcinia mangostana. Chemical pharmaceutical bulletin, 2003. 51(7): p. 857-859.
5. Supanee Rassameemasmaung, et al., Effects of herbal mouthwash containing the pericarp extract of Garcinia mangostana L on halitosis, plaque and papillary bleeding index. Journal of the International Academy of Periodontology, 2007. 9(1): p. 19-25.
6. Đỗ Thị Tuyên, et al., NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA HOẠT CHẤT a-MANGOSTIN TÁCH RA TỪ VỎ QUẢ MĂNG CỤT GARCINIA MANGOSTANA L. Vietnam Journal of Science Technology, 2012. 50(1): p. 21-21» Tin mới nhất:
» Các tin khác: