Sự xuất hiện của Omicron
Vào ngày 24 tháng 11, 2021, một biến thể mới của SARS-CoV-2, B.1.1.529, đã được báo cáo tới Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Biến thể mới này lần đầu tiên được phát hiện trong các mẫu xét nghiệm được thu thập ngày 11 tháng 11, 2021 tại Botswana và ngày 14 tháng 11, 2021 tại Nam Phi.
Ngày 26 tháng 11, 2021, WHO đã đặt tên biến thể B.1.1.529 là Omicron và được phân loại nó là Biến thể đáng lo ngại (VOC). Ngày 30 tháng 11, 2021, Hoa Kỳ đã xác định Omicron là Biến thể đáng lo ngại và ngày 1 tháng 12, 2021 tìm thấy ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại Hoa Kỳ.
CDC đã hợp tác với các đối tác ngành và y tế công toàn cầu để tìm hiểu về Omicron khi chúng tôi tiếp tục giám sát diễn tiến của biến thể đó. CDC đã sử dụngviệc giám sát gen trong suốt diễn tiến của đại dịch để theo dõi các biến thể của SARS-CoV-2, vi-rút gây bệnh COVID-19 và hướng dẫn phương thức thực hành y tế công. Chúng tôi vẫn chưa biết rõ khả năng lây lan của biến thể cũng như tính chất nghiêm trọng của bệnh mà biến thể này gây ra, hay mức độ hiệu quả của các loại thuốc và vắc-xin hiện có đối với biến thể này.
Bất chấp sự chú ý đang gia tăng đối với Omicron, biến thể Delta tiếp tục là biến thể chính đang lưu hành tại Hoa Kỳ.
Điều chúng tôi biết về Omicron
Nhiễm và Lây lan
· Omicron lây lan dễ dàng như thế nào? Biến thể Omicron có thể sẽ lây lan dễ dàng hơn so với vi-rút SARS-CoV-2 ban đầu và hiện vẫn chưa biết rõ mức độ Omicron lây lan dễ dàng như thế nào so với Delta. CDC cho rằng bất kỳ ai nhiễm biễn thể Omicron có thể lây vi-rút cho người khác, dù họ đã được tiêm chủng hoặc không có các triệu chứng.
· Liệu Omicron có thể gây bệnh nghiêm trọng hơn hay không? Hiện vẫn cần thêm nhiều dữ liệu để biết liệu việc nhiễm bệnh, tái nhiễm và nhiễm đột phá của biến thể Omicron ở những người đã tiêm chủng đầy đủ, gây bệnh nghiêm trọng hoặc tử vong nhiều hơn so với việc nhiễm các biến thể khác hay không.
· Liệu vắc-xin có hiệu quả chống lại biến thể Omicron không? Các loại vắc-xin hiện tại được kỳ vọng sẽ có khả năng bảo vệ người tiêm tránh bị bệnh nặng, nhập viện và tử vong do nhiễm biến thể Omicron. Tuy nhiên, trường hợp nhiễm đột biến ở những người đã tiêm chủng đầy đủ có thể xảy ra. Với các biến thể khác, như Delta, vắc-xin hiện vẫn có hiệu quả trong việc phòng tránh bị bệnh nặng, nhập viện và tử vong. Tình trạng mới xuất hiện gần đây của biến thể Omincron càng nhấn mạnh thêm vào tầm quan trọng của việc tiêm chủng và tiêm nhắc lại.
· Liệu các biện pháp điều trị có hiệu quả trong việc chống lại biến thể Omicron không? Các nhà khoa học đang làm việc để xác định mức độ hiệu quả của các biện pháp điều trị chống lại COVID-19. Dựa trên cấu tạo gen đã thay đổi của Omicron, một số phương pháp điều trị có thể vẫn duy trì hiệu quả trong khi những phương pháp khác có thể kém hiệu quả hơn.
Công cụ để chống lại biến thể Omicron
Vắc-xin hiện vẫn là biện pháp y tế công tốt nhất để bảo vệ mọi người khỏi COVID-19, làm chậm quá trình lây truyền và giảm khả năng xuất hiện các biến thể mới. Các vắc-xin ngừa COVID-19 có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh nghiêm trọng, nhập viện và tử vong. Các nhà khoa học hiện đang điều tra về biến thể Omicron, bao gồm cả việc những người được tiêm chủng đầy đủ sẽ được bảo vệ chống lại lây nhiễm, nhập viện và tử vong như thế nào. CDC khuyến nghị mọi người từ 5 tuổi trở lên tự bảo vệ mình tránh khỏi COVID-19 bằng cách tiêm chủng đầy đủ. CDC khuyến nghị mọi người từ 18 tuổi trở lên nên tiêm mũi nhắc lại ít nhất hai tháng sau khi tiêm vắc-xin ban đầu của J&J/Janssen hoặc sáu tháng sau khi hoàn thành loạt vắc-xin ngừa COVID-19 ban đầu của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna.
Khẩu trang cung cấp khả năng bảo vệ chống lại tất cả các biến thể. CDC tiếp tục khuyến nghị đeo khẩu trang ở môi trường công cộng trong nhà ở những khu vực có lây truyền cộng đồng ở mức đáng kể hoặc cao, bất kể tình trạng tiêm chủng ra sao. CDC cung cấp lời khuyên về khẩu trang đối với những người muốn tìm hiểu thêm về loại khẩu trang phù hợp tùy vào tình hình của họ.
Xét nghiệm có thể cho quý vị biết liệu quý vị hiện có nhiễm COVID-19 hay không. Có hai loại xét nghiệm được dùng để xét nghiệm tình trạng lây nhiễm hiện thời: xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT) và xét nghiệm kháng nguyên. NAAT và xét nghiệm kháng nguyên chỉ có thể cho quý vị biết liệu hiện thời quý vị có nhiễm bệnh hay không. Những cá nhân có thể sử dụng Công cụ xét nghiệm vi-rút COVID-19 nhằm giúp việc xác định loại xét nghiệm cần tìm kiếm. Sẽ còn cần tới các xét nghiệm bổ sung để xác định liệu quý vị có nhiễm bệnh do biến thể Omicron hay không. Hãy truy cập trang web của sở y tế tiểu bang, bộ lạc, hoặc vùng lãnh thổ để tìm thông tin địa phương mới nhất về xét nghiệm.
Quý vị cũng có thể sử dụng bộ kit tự xét nghiệm tại nhà hoặc bất kỳ đâu, bộ kit này dễ sử dụng và cung cấp kết quả nhanh. Nếu bộ kit tự xét nghiệm cho kết quả dương tính, hãy ở nhà hoặc cô lập trong 10 ngày, đeo khẩu trang nếu quý vị có tiếp xúc với người khác hoặc gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị. Nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả tự xét nghiệm, hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị hoặc sở y tế công cộng.
Cho đến khi chúng tôi biết thêm về mức độ rủi ro của biến thể Omicron, điều quan trọng là sử dụng tất cả các công cụ có sẵn để bảo vệ bản thân và những người khác.
CDC đang làm gì để tìm hiểu thêm về Omicron
Đặc tính của vi-rút
Các nhà khoa học của CDC đang làm việc với đối tác để thu thập dữ liệu và các mẫu vi-rút có thể được nghiên cứu để giải đáp các thắc mắc quan trọng về biến thể Omicron. Hiện đã bắt đầu triển khai các thí nghiệm khoa học. CDC sẽ cung cấp thông tin cập nhật càng sớm càng tốt.
Giám sát biến thể
Tại Hoa Kỳ, CDC sử dụng giám sát gen để theo dõi các biến thể của vi-rút SARS-CoV-2, vi-rút gây bệnh COVID-19 để nhanh chóng xác định và đưa ra hành động dựa trên các phát hiện này để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe cộng đồng. CDC đã thiết lập nhiều cách để kết nối và chia sẻ dữ liệu trình tự bộ gen do CDC, các phòng thí nghiệm sức khỏe cộng đồng và phòng thí nghiệm chẩn đoán thương mại tạo ra trong cơ sở dữ liệu có thể truy cập công khai được duy trì bởi Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (NCBI) và Sáng kiến Toàn cầu về Chia sẻ Dữ liệu Cúm Gia cầm (GISAID). Nếu một biến thể đang lưu hành ở tần suất 0,1%, có >99% khả năng biến thể đó sẽ được hệ thống giám sát gen quốc gia của CDC phát hiện ra.
Người viết Người duyệt
Phùng Thị Khánh Ly Ths Nguyễn Thị Thuỳ Trang
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: