MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA VỊ THUỐC GỪNG (Zingiber officinale)
MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA VỊ THUỐC GỪNG (
Zingiber officinale)
-
Tác dụng chống oxy hóa:
-
Phân tích sắc ký lỏng hệ nâng cao cho thấy có ít nhất 8 loại axit phenolic khác nhau được tìm thấy trong gừng, trong đó điển hình như: axitpyrogallol p-hydroxy benzoic, axit ferulic và axit p-coumaric,… Nghiên cứu này cho thấy các chất chiết xuất từ gừng có các đặc tính chống oxy hóa và làm giảm hoặc trì hoãn sự tiến triển của các bệnh do stress oxy hóa xảy ra do thiếu bổ sung chất chống oxy hóa [2].
-
Tác dụng trên hệ tiêu hóa:
-
Trong gừng tươi có enzyme protease phân huỷ rất mạnh các protein thành các amino acid làm cho thức ăn dễ được tiêu hoá và loại bỏ các chuỗi peptid lạ nên chống được dị ứng thức ăn. Tác dụng kích thích nhu động ruột làm tăng vận chuyển thức ăn nhưng lại không gây nên sự co thắt quá mức, làm cho thức ăn tiêu hoá dễ, chống được đầy hơi, chống nôn và tiêu chảy [1].
-
Chống nôn: Hiệp hội Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ liệt kê thực phẩm bổ sung gừng là loại có hiệu quả trong phòng tránh ốm nghén và kiểm soát nôn sau phẫu thuật. Thực tế, một báo cáo năm 2005 từ Obstetrics and Gynecology phân tích 6 thử nghiệm lâm sàng (với tổng 675 người tham gia) và thấy rằng gừng tác dụng tốt hơn giả dược và tương tự như vitamin B6 giúp giảm nôn trong thai kỳ. Ngoài ra, trong một báo cáo năm 2006 trên tờ American Journal of Obstetrics and Gynecology, các nhà điều tra sử dụng 5 thử nghiệm lâm sàng (trên tổng số 363 bệnh nhân) và kết luận rằng sử dụng gừng hiệu quả hơn giả dược trong phản ứng phụ nôn và buồn nôn sau phẫu thuật [34]. Năm 2012, một nghiên cứu báo cáo trong liệu pháp điều trị ung thư kết hợp cho thấy gừng có hiệu quả trong giảm buồn nôn do hóa trị. Gừng được sử dụng cho phụ nữ đang điều trị ung thư vú tiến triển; nghiên cứu cho thấy rằng một tỉ lệ giảm buồn nôn đáng kể trong nhóm dùng gừng trong 6-24 giờ sau hóa trị [1].
-
Trong thí nghiệm trên chuột, gừng còn có tác dụng ức chế việc hình thành Histamin (chất gây dị ứng và gây loét dạ dày tá tràng), tăng phân tiết dịch tiêu hóa, bảo hộ niêm mạc bao tử, có tác dụng chống loét [1].
-
Trị lở loét khoang miệng: dùng nước gừng tươi thay trà để uống và súc miệng thường xuyên, khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày, sẽ có hiệu quả bất ngờ, khoảng 60 - 90% vết lở loét đều biến mất [1].
-
Phòng ngừa và trị sâu răng: mỗi buổi sáng và tối kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày có tác dụng bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả [3].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Guang-Ming Yang, Hong-Mei Wen, Bao-Chang Cai (2013). The effects of Rhizoma Zingiberis on pharmacokinetics of six Aconitum alkaloids in herb couple of Radix Aconiti Lateralis−Rhizoma Zingiberis. Journal of Ethnopharmacology, 148(2), 579-586.
2. Hatice Tohma, İlhami Gülçin, Ercan Bursal (2017). Antioxidant activity and phenolic compounds of ginger (Zingiber officinale Rosc.) determined by HPLC-MS/MS. Journal of Food Measurement and Characterization, 11(5), 556-566.
3. Yang Jae-Heon, Kim Dae-Keun, Yun Mi-Young (2006). Antioxidative Activity and Therapeutic Effect of the Hydrogel Preparations of Scutellariae Radix and Zingiberis Rhizoma on Dermatitis. Journal of Pharmaceutical Investigation, 36(4), 253-262.
» Danh sách Tập tin đính kèm: