1. Nần vàng: Dioscorea collettii còn gọi là Nần nghệ thuộc họ Củ nâu – Dioscoreaceae.
- Dây leo quấn trái, sống nhiều năm, có những cặp gai ở gốc cuối lá, thân dễ sống dai và phát triển thành củ, mỗi năm bổ sung thêm 1 đoạn.
- Thân rễ phát triển thành củ, vỏ mỏng màu vàng nâu. vị đặc biệt, nhớt, lát cắt tươi màu, giòn, phơi khô trắng đục, dai, cứng. Có nhiều rễ và vết tích của rễ để lại, thân rễ đa dạng, lồi lõm. Mùi thơm nồng đặc biệt, vị đắng chát.
- Lá hình so le, mép nhẵn, không lông. Guốc cuống lá có 2 gai cong đối xứng, có 7 - 9 gân song song. Hoa nhỏ, đơn tính, khác gốc, gồm 6 cánh, 6 nhị.
- Rễ chứa từ 2% đến 4% diosgenin.
2. Ngưu tất: Achyranthes bidentata Blume còn gọi là Cỏ xước, thuộc họ Rau dền – Amaranthaceae.
- Cây thảo sống nhiều năm, cao 60-110cm.
- Rễ củ hình trụ dài. Thân có 4 cạnh, phình lên ở các đốt.
- Lá mọc đối, hình trái xoan bầu dục cỡ 15x5cm, nhọn hai đầu, mép lượn sóng, có lông thưa hay không lông; gân phụ 5-7 cặp; cuống ngắn 1-3cm. Cụm hoa hình bông mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành; hoa ở nách những lá bắc. Quả bế hình bầu dục, chứa một hạt hình trụ.
- Rễ củ chứa saponin tritecpen, genin là acid oleanolic, các sterol ecdysteron, inokosteron.
3. Cây đỏ ngọn: Cratoxylon prunifoliumDyer còn gọi là Cúc hương, Hoàng ngưu trà thuộc họ Ban – Hypericaceae.
- Cây mọc hoang cao từ 1 đến 2 m, lá dài và ngọn lá có màu đỏ.
- Thành phần chủ yếu được nghiên cứu và tìm thấy trong cây đỏ ngọn đó là flavonoid, tannin, saponin và axit hữu cơ.
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Tất Lợi (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
2. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Y Học.
Bài viết được thầy Nguyễn Công Kính duyệt ngày 14/05/2021.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: