COVID-19 ở bệnh nhân đái tháo đường: yếu tố nguy cơ tăng cao
Nghiên cứu “COVID-19 ở bệnh nhân tiểu đường” cho thấy đối với bệnh nhân nhiễm COVID-19 đang mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ biến chứng y tế bao gồm tử vong sẽ tăng cao. Vì vậy việc kiểm soát đường huyết trong các trường hợp nhiễm COVID-19 là rất quan trọng vì tăng đường huyết có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng phổi và chức năng miễn dịch ở bệnh nhân.
Có nhiều lý do tại sao bệnh nhân COVID-19 lại có nguy cơ kiểm soát đường huyết kém hơn so với thời kỳ trước Covid-19. Chúng tôi đề xuất bốn yếu tố nguy cơ/lý do - cùng với các biện pháp khắc phục tiềm năng - cho bệnh nhân tiểu đường với COVID-19, so với bệnh nhân không mắc bệnh tiểu đường mắc COVID-19, như sau:
-
Nhạy cảm với tăng đường huyết khi điều trị bằng corticosteroid. Liệu pháp này làm tăng nồng độ glucose ở 80% bệnh nhân bị tiểu đường và ở nhiều bệnh nhân không bị tiểu đường, điều này có thể làm tăng nguy cơ tử vong khi nhiễm coronavirus. Corticosteroid không được chỉ định ở tất cả bệnh nhân bị bệnh nặng với COVID-19. Các khuyến cáo của Chiến dịch Surviving Sepsis khuyến cáo sử dụng corticosteroid cho bệnh nhân thở máy trong các tình huống cụ thể hơn là sử dụng thường quy. Nếu cần dùng corticosteroid, thì mức đường huyết phải được kiểm soát mạnh mẽ để duy trì nồng độ đường huyết đảm bảo duy trì chức năng miễn dịch và phổi tối ưu.
-
Theo dõi đường huyết không đầy đủ. Để kiểm tra đường huyết, cần có những thao tác hay sự tiếp xúc gần giữa người bệnh và y tá. Đối với bệnh nhân COVID-19, y tá phải mặc đồ bảo hộ cá nhân mới có thể tiến hành kiểm tra đường huyết. Trong một số trường hợp, y tá sẽ không có thời gian hoặc thiết bị bảo hộ đầy đủ dẫn đến kết quả xét nghiệm không tối ưu. Một số bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm không thường xuyên để giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp giữa y tá và bệnh nhân. Ở một số bệnh viện, các thử nghiệm đang được tiến hành để sử dụng hệ thống theo dõi glucose liên tục (CGM) nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc. Hiện tại, không có CGM nào được phép sử dụng trong bệnh viện vì vậy phương pháp này không thể được khuyến nghị ngoài thử nghiệm lâm sàng.
-
Thiếu liên hệ với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Bệnh nhân tiểu đường kèm COVID-19 sẽ bị cách ly và không thể đến gặp bác sĩ của họ. Hiện có các chương trình y tế từ xa cho phép bác sĩ lâm sàng khám bệnh tại nhà, tăng thời gian tư vấn, tiếp xúc sẽ giúp bệnh nhân COVID-19 bị cách ly cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết của họ.
-
Ngừng dừng thuốc chẹn thụ thể angiotensin hoặc thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Một bài báo gần đây trên tờ Lancet đã nói rằng điều trị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp bằng các loại thuốc này “làm tăng nguy cơ phát triển COVID-19 ở mức nghiêm trọng và có thể gây tử vong”. Tuyên bố này đã thu hút nhiều sự đưa tin của báo chí bao và một cuộc thảo luận đã được diễn ra giữa các trung tâm và chương trình lâm sàng của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ. Nhiều bác sĩ có khả năng đã ngừng sử dụng các loại thuốc này bất chấp khuyến cáo không nên làm như vậy từ Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Châu Âu. Một đánh giá gần đây về Thuốc ức chế hệ thống Renin-Angiotensin-Aldosterone ở bệnh nhân Covid-19 khuyến cáo rằng để tránh nguy cơ tim mạch bị tổn thương , nên tiếp tục sử dụng những thuốc này ở những bệnh nhân có nguy cơ hoặc đang nhiễm COVID-19 [12].
Do đó, xu hướng hiện nay bệnh nhân đái tháo đường mắc COVID-19 được điều trị bằng corticosteroid, bệnh nhân nội trú thiếu theo dõi đường huyết, cách ly với bác sĩ, và việc ngừng điều trị ARB và ACEI không thích hợp đều có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh do nhiễm trùng này.
Nguồn: https://www.metabolismjournal.com/article/S0026-0495(20)30088-3/fulltext
[Klonoff, David C., and Guillermo E. Umpierrez. "Letter to the Editor: COVID-19 in patients with diabetes: Risk factors that increase morbidity." Metabolism 108 (2020): 154224.]
» Danh sách Tập tin đính kèm: