CÁC BƯỚC LÀM BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
“Nghiên cứu Khoa học”. Bạn có suy nghĩ gì khi nhắc đến từ này? Với những ai đam mê tìm hiểu khoa học hoặc đã từng làm nghiên cứu khoa học thì đây là một công việc thú vị. Công việc tạo cho chúng ta về sự hoạt động tư duy, luôn cần sáng tạo, kế thừa cái cũ và luôn phát triển cái mới. Tuy nhiên công tác này lại đòi hỏi sự chính xác, kiên trì và tỉ mẩn, nên thường gây chán nản đối với các nhà nghiên cứu. Đối với những người chưa tham gia nghiên cứu khoa học thì đây là khó khăn hơn nữa. Vì vậy để giúp đỡ cho các bạn sinh viên hay những ai chưa từng nghiên cứu khoa học mà muốn tìm hiểu và trãi nghiệm hoạt động nghiên cứu, tôi xin đưa một số hướng dẫn cơ bản về nghiên cứu như sau:
Quy trình nghiên cứu gồm 3 bước sau:
I. Chuẩn bị cho nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu khoa học phải chuẩn bị đầy đủ các mặt cho nghiên cứu. Bước chuẩn bị có một vị trí đặc biệt, nó góp phần quyết định chất lượng của công trình nghiên cứu. Trước hết ta bắt đầu ở bước chọn đề tài:
1. Chọn đề tài
Đối với một sinh viên đại học, việc chọn đề tài khoa học có thể gặp nhiều khó khăn, bởi một đề tài nghiên cứu cần thỏa mãn những yêu cầu cụ thể:
VD: Đề tài nghiên cứu của nhóm sinh viên Duy Tân về khẩu trang làm từ bã mía.
Như vậy đề tài nghiên cứu có thể xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trong quá trình học tập, trong cuộc sống hay trong quá trình lao động. Sinh viên cần liên hệ với các Thầy Cô để có những hướng dẫn, dẫn dắt cho quá trình cho việc xây dựng ý tưởng thành một đề tài nghiên cứu.
2. Thu thập tài liệu
Một khi đã chọn được đề tài, sinh viên cần có những tài liệu liên quan để xây dựng vốn kiến thức nền vững chắc về chuyên môn mình nghiên cứu, ngoài ra cung cấp cơ sở cho công trình dựa vào những tài liệu khoa học uy tín (Các nguồn tài liệu thông tin cấp 3 như sách giáo khoa, giáo trình giảng dạy).
Để thu thập tài liệu hữu ích và đáng tin cậy, các bạn có thể tham khảo những cách thức sau:
3. Xác định các vấn đề liên quan đến đề tài
Muốn có được sự chuẩn bị tốt nhất, ta phải đặt câu hỏi và tự trả lời các vấn đề xung quanh đề tài. Những vấn đề đó là:
VD: Cây dược liệu, Người bán thuốc, Công ty dược, sinh viên dược, …
4. Lập kế hoạch – xây dựng đề cương
Kế hoạch nghiên cứu: Là lịch trình hay các mốc thời gian đưa ra để hoàn thành các giai đoạn nghiên cứu, cũng như phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm nghiên cứu.
Đề cương nghiên cứu: Là văn bản dự kiến các mục nội dung chi tiết của công trình nghiên cứu, là cơ sở để người nghiên cứu dựa vào khi tiến hành hoạt động trong giai đoạn triển khai, được coi là xương sống của đề tài nghiên cứu.
Kế hoạch và đề cương tuy hai văn bản này có nhiều điểm tương tự nhưng thật ra về tính chất là khác nhau, kế hoạch vạch ra diễn biến, trình tự các hoạt động, còn đề cương đi vào các nội dung của việc nghiên cứu. Dù vậy, cả hai đều có vai trò quan trọng trong việc định hướng nội dung nghiên cứu, thể hiện bố cục công trình để nhóm nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ đề ra một cách chủ động và khoa học hơn.
Khi các bạn hoàn thành giai đoạn này các bạn đã hoàn thành một nữa chặng đường. Sau đây là chi tiết bước tiếp theo – triển khai nghiên cứu.
II. Triển khai nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, ta cần tiến hành vô số các công việc cả trong lý thuyết và thực tế, bao gồm lập giả thiết, thu thập và xử lý dữ liệu, rồi tổng hợp kết quả và rút ra kết luận. Bắt đầu từ bước đầu tiên:
1. Lập giả thiết
Giả thuyết khoa học là mô hình giả định, dự đoán về bản chất của đối tượng nghiên cứu.
Một công trình khoa học về thực chất là chứng minh một giả thuyết khoa học. Do đó xây dựng giả thuyết là thao tác quan trọng, giúp ta đề xuất một hướng đi để khám phá đối tượng nghiên cứu, đôi lúc tiên đoán được bản chất và cách thức vận động của sự kiện, hiện tượng.
Giả thiết khoa học dù chỉ là giả định trên lý thuyết, nhưng vẫn cần tuân thủ các quy tắc sau:
– Giả thiết phải có khả năng giải thích được sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu.
– Giả thiết phải đủ khả năng được kiểm chứng bằng thực nghiệm.
Khi đã có một giả thiết phù hợp, ta cần kiểm chứng nó bằng các dữ liệu thực tế, điều đó dẫn tới việc thực hiện các bước tiếp theo.
2. Thu thập và xử lý dữ liệu
2.1. Thu thập dữ liệu
Đối với đề tài nghiên cứu dữ liệu nghiên cứu là cơ sở khoa học, là căn cứ để người nghiên cứu tìm ra cái mới, chứng minh cho giả thiết đã đề ra hoặc là cơ sở để bảo vệ luận điểm của mình.
Sinh viên nghiên cứu có thể tìm thấy các dữ liệu cần thiết bằng cách phỏng vấn những đối tượng cụ thể, khảo sát qua phiếu, qua hỗ trợ của phần mềm hoặc tra cứu thông tin từ những nguồn uy tín (có thể tìm kiếm trên mạng hoặc đến cơ quan nơi có nguồn thông tin để hỏi trực tiếp).
Các dữ liệu cũng cần thỏa mãn những yêu cầu đã đặt ra, như có độ chính xác và tin cậy cao, có thông tin hữu ích để hình thành cơ sở đánh giá giả thiết, liên quan mật thiết tới đề tài,…
Tuy nhiên, không phải tài liệu nào sinh viên cũng có thể tiếp cận hoặc thu thập được. Nên một vài đề tài thì yêu cầu việc thu thập số liệu lại là yếu tố quan trọng nhất khi tiến hành nghiên cứu.
Sau khi thu thập số liệu cần chuyển sang giai đoạn tiếp theo là xử lý số liệu.
2.2. Xử lý dữ liệu
Xử lý dữ liệu là quá trình sử dụng kiến thức tổng hợp của người nghiên cứu, là quá trình sử dụng tư duy biện chứng và logic cùng với các phương pháp nghiên cứu khoa học để xem xét đối tượng.
Mục đích của việc xử lý dữ liệu là tập hợp, chọn lọc và hệ thống hoá các phần khác nhau của thông tin, của tư liệu đã có để từ đó tìm ra những khía cạnh mới, kết luận mới về đối tượng.
Để xử lý một cách triệt để dữ liệu thu thập được trước hết cần sàng lọc ra những thông tin chính xác và hữu ích, sau đó phân tích các dữ liệu đó bằng các công cụ đặc biệt kết hợp sử dụng kiến thức và tư duy của người nghiên cứu, cuối cùng tổng hợp và ghi chép lại các kết quả thu được.
Trong quá trình phân tích và xử lý thông tin cần chú ý tôn trọng tính khách quan của sự kiện, con số, người nghiên cứu không được chủ quan áp đặt theo ý đồ của bản thân.
3. Kiểm chứng kết quả nghiên cứu
Xuyên suốt quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu không khỏi mắc những sai lầm. Do đó, kiểm tra lại kết quả giúp ta tránh các sai lầm trước khi đi đến kết luận cuối cùng, đưa công trình nghiên cứu đạt đến mức độ khách quan nhất.
Để kiểm tra lại kết quả, ta có thể lựa chọn các cách sau:
– Kiểm tra bằng thực nghiệm trên nhiều phạm vi, đối tượng khác nhau: cách này làm tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
– So sánh, đối chiếu với các kết luận từ những nghiên cứu khác: mặc dù việc so sánh này có thể khác nhau khi nghiên cứu tìm ra cái mới, góc nhìn mới, nhưng việc đối chiếu này cũng đảm bảo tính đa chiều trong đánh giá của người nghiên cứu.
Sau khi đã thực hiện nhiệm vụ kiểm chứng kết quả, bạn đã có trong tay tất cả những thứ cần thiết để đi đến kết luận cuối cùng. Nhiệm vụ cuối cùng la là viết một bản báo cáo kết quả nghiên cứu.
III. Báo cáo kết quả nghiên cứu
Báo cáo công trình nghiên cứu chính là tập hợp nội dung nghiên cứu với hình thức là một bài viết hoàn chỉnh, dùng để gửi cho Hội đồng Khoa học, để được Hội đồng đánh giá và công nhận kết quả nghiên cứu.
Viết báo cáo cần phải viết nhiều lần, có bản nháp để giáo viên hướng dẫn chỉnh sửa, góp ý cho phù hợp. Một báo cáo khoa học, về nội dung cần có hàm lượng vừa phải nhưng rõ ràng, đầy đủ các ý tương ứng với đề cương đã có; về hình thức cần trình bày đúng form, đúng quy định theo yêu cầu của nghiên cứu.
Ngoài ra, các nhóm nghiên cứu cũng cần chuẩn bị trước bài báo cáo thuyết trình cho hội đồng (báo cáo qua slide) và các nội dung phản biện để bảo vệ cho nghiên cứu của mình trước Hội đồng.
Trên đây là chia sẻ về hướng đi nghiên cứu của một đề tài mong các bạn sinh viên có được kinh nghiệm và kỹ năng hữu ích cho đề tài nghiên cứu sắp tới của mình.
Trích nguồn tham khảo:
1. Giáo dục Việt Nam, 06/01/2021. Sinh viên điều dưỡng chế tạo khẩu trang từ bã mía.
Available at:
2. Học viện đào tạo Digital Marketing, 18/01/2019. Nghiên cứu khoa học là gì? Các phương pháp nghiên cứu khoa học.
Available at:
https://guru.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-la-gi-cac-phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc/
3. Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học, 22/11/2017. Quy trình thực hiện nghiên cứu khoa học. Available at:
//rces.info/sinh-vien-kinh-te-nckh/quy-trinh-thuc-hien-nghien-cuu-khoa-hoc/
Người duyệt: Ths. Nguyễn Công Kính Ngày duyệt 11/05/2021
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: