Trầm cảm là một trong những nguyên nhân gây ra gánh nặng về sức khỏe và kinh tế trên toàn thế giới. Sử dụng thuốc chống trầm cảm là phương pháp điều trị tiêu chuẩn được lựa chọn đầu tiên cho bệnh nhân trầm cảm trong các hướng dẫn điều trị hiện nay. Trầm cảm chiếm 24,5% số năm bị mất trong tất cả các khuyết tật do rối loạn tâm thần và thần kinh. Tỷ lệ trầm cảm suốt đời dao động từ 7,6 đến 16,6% trên khắp các quốc gia và gánh nặng kinh tế được ước tính lên đến 210 tỷ đô la mỗi năm ở Hoa Kỳ. Trong vài thập kỷ qua, trầm cảm trở thành một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất, ảnh hưởng đến chất lượng sống của hàng triệu người trên thế giới.
Sinh lý bệnh trầm cảm chưa được làm rõ hoàn toàn; ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy viêm mô thần kinh có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của rối loạn này. Cụ thể, các báo cáo cho thấy, thường xuyên có sự thay đổi trong hệ thống miễn dịch ở bệnh nhân trần cảm, chẳng hạn như nồng độ cytokin tiền viêm tăng cao trong huyết tương và trong dịch não tủy [4]. Rối loạn nhận thức cảm xúc là nguyên nhân chính của nhiều rối loạn tâm thần, đặc biệt là trầm cảm và rối loạn lo âu, trong đó số lượng bệnh nhân đang gia tăng trên toàn cầu. Có nhiều giả thuyết cho rằng stress oxy hóa đóng một vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh của trầm cảm và rối loạn lo âu. Các nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh là stress oxy hóa tăng ở những đối tượng mắc các rối loạn này. Vì stress oxy hóa được liên kết chặt chẽ với hệ thống miễn dịch, việc các biểu hiện của stress oxy hóa bị ảnh hưởng bởi thuốc chống trầm cảm phù hợp với các báo cáo về tác dụng chống viêm trong điều trị trầm cảm.
Trong nghiên cứu này, tiêm reserpin gây ra trầm cảm và làm tăng đáng kể thời gian bất động trong thử nghiệm bơi cưỡng bức và giảm số lượng đơn vị vận động trong thử nghiệm Open field so với nhóm đối chứng. Reserpin gây ra trầm cảm do sự suy giảm các chất dẫn truyền monoamin. Giảm nồng độ các yếu tố gây viêm cũng như các thông số oxy hóa và nitrat cũng góp phần vào việc gây trầm cảm bằng reserpin. Trong nghiên cứu này, tiêm fluoxetin trong phúc mạc làm giảm thời gian bất động và tăng số lượng đơn vị vận động so với nhóm reserpin.
Trong một nghiên cứu của Lingling và cộng sự, sử dụng 20mg/kg fluoxetin cho chuột làm giảm thời gian bất động và tăng hoạt động vận động cơ. Fluoxetin làm tăng đáng kể norepinephrine ở thùy trán và serotonin ở hồi hải mã, nhưng không làm thay đổi mức độ dopamine trong não chuột.
Khả năng làm giảm trầm cảm của fluoxetin được báo cáo là do làm tăng đáng kể hoạt tính của các enzyme chống oxy hóa huyết thanh và các chất chống oxy hóa không phải enzyme trong não về cơ chế tác dụng chính của nó là tái hấp thu có chọn lọc serotonin trong synap. Tuy nhiên, ở nồng độ cao hơn, fluoxetin cũng có thể ức chế tái hấp thu norepinephrine và dopamine. Trong thử nghiệm bơi cưỡng bức và thử nghiệm Open field, Apium graveolens (75 và 100 mg/kg) thể hiện tác dụng chống trầm cảm.
Stress oxy hóa là một trong những cơ chế liên quan đến trầm cảm. Tăng sản xuất các gốc tự do và peroxid hóa lipid dẫn đến stress oxy hóa do sự phá vỡ enzyme và các hệ thống chống oxy hóa không phải enzyme. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất chống oxy hóa làm giảm các triệu chứng trầm cảm kết quả chỉ ra rằng chất chống oxy hóa có một vai trò quan trọng trong điều trị trầm cảm. Trong số các nguồn chất chống oxy hóa, thực vật là một nguồn cực kỳ tiềm năng.
Các nghiên cứu trước đây cũng đã khẳng định vai trò của thực vật như một chất chống oxy hóa trong huyết thanh và trong não trong điều trị trầm cảm.
Các nghiên cứu khác nhau đã kiểm tra tác dụng của các thành phần trong tinh dầu Apium graveolens như limonen, α-terpinyl acetat, γ-terpinen, myristicin và (z)-ligustilid, β-pinen, β-thujen, α-pinen, p-cymen, α-terpineol, linalol sabinen và β-myrcen. Mặt khác, trong nghiên cứu này, reserpin làm giảm đáng kể khả năng chống oxy hóa trong huyết thanh và não của chuột. Đồng thời, fluoxetin và Apium graveolens làm tăng đáng kể khả năng chống oxy hóa của huyết thanh và não chuột.
Malondialdehyd là một trong những sản phẩm cuối cùng của quá trình peroxy hóa các axit béo không bão hòa trong tế bào. Tăng sản xuất các gốc tự do làm tăng sản xuất malondialdehyd như một marker của stress oxy hóa. Trong nghiên cứu này reserpin làm tăng đáng kể malondialdehyd trong huyết thanh và não chuột trong khi fluoxetin và Apium graveolens làm giảm malondialdehyd. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy những người bị trầm cảm có khả năng chống oxy hóa trong huyết thanh thấp hơn và có nồng độ malondialdehyd cao hơn so với những người khỏe mạnh.
Các cơ chế cụ thể giải thích vì sao thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng chống viêm và chống oxy hóa chưa được tìm hiểu đầy đủ. Thuốc chống trầm cảm có thể bổ sung và / hoặc kích hoạt lại các chất chống oxy hóa, làm tăng mRNA của các enzyme chống oxy hóa, như superoxid effutase.
Cơ chế tiếp theo của trầm cảm, những người bị trầm cảm có nồng độ các yếu tố gây viêm như IL-6 và yếu tố hoại tử khối u alpha cao hơn của so với người khỏe mạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng chống viêm của một số hợp chất có trong tinh dầu Apium graveolens như limonen,-terpinen, myristicin và (z)-ligustilid có thể làm giảm nồng độ các cytokine gây viêm. Mặc khác, việc làm giảm chức năng của các monoamin bao gồm serotonin, norepinephrine và dopamine có thể gây trầm cảm. Các nghiên cứu về tinh dầu chanh cho thấy các hợp chất chính trong tinh dầu chanh là limonen và γ-erpinen, có tác dụng mạnh trong việc giải phóng monoamin từ mô não.
Một điểm yếu tương đối của nghiên cứu này là sự vắng mặt của một nhóm chỉ nhận fluoxetin, do đó kết quả chỉ có thể được so sánh với sự kết hợp fluoxetin và reserpin. Tóm lại, reserpin tạo ra các hành động giống như trầm cảm và thay đổi vận động ở chuột. Nồng độ cao của tinh dầu Apium graveolens, mặc dù cơ chế tác dụng chống trầm cảm chưa rõ ràng, nhưng có thể làm giảm hiệu quả các tác động của reserpin tương tự như thuốc chống trầm cảm fluoxetin ở cả hai chỉ số hành vi và các chỉ điểm hóa học.
Như vậy, nghiên cứu này được thực hiện để xác định tiềm năng chống trầm cảm của tinh dầu A. graveolens và khả năng chống oxy hóa ở chuột.
Nguồn: Shahrani, Mehrdad, et al. "Phytochemical Study and Antidepressant Effect of Essential Oil of Apium graveolens L." Journal of Pharmaceutical Research International (2019): 1-10.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: