Thuật ngữ Autophagy (có nguồn gốc từ tiếng Hy Lap: auto phagia - còn gọi là tự thực) mô tả quá trình dị hóa cơ bản của tế bào thông qua hoạt động của lysosome, liên quan đến sự thoái hóa những thành phần không cần thiết hoặc các thành phần bị rối loạn chức năng trong tế bào. Tế bào nhân thực sử dụng con đường autophagy để tồn tại ở các thời kỳ thiếu dinh dưỡng. Các chức năng sống còn của autophagy đã được chứng minh bằng thực nghiệm bởi các nghiên cứu mang tính bước ngoặt để chứng minh được chức năng autophagy có thể bù đắp cho sự thiếu hụt dinh dưỡng và năng lượng của tế bào.
Vây tại sao tế bào lại “tự thực” chính nó? Sự thật là mỗi thành phần trong tế bào đều có nhu cầu riêng. Càng có nhiều bào quan trong tế bào, thì sự trao đổi chất sẽ càng lớn và tế bào sẽ cần nhiều năng lượng hơn. Do vậy, khi có sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, hoặc cơ thể không có khả năng duy trì đủ sự trao đổi chất, các tế bào sẽ bắt đầu tiêu diệt các thành phần bên trong nó để làm giảm sự trao đổi chất thấp nhất đến mức cơ thể có đủ khả năng cung cấp năng lượng. Nhu cầu dinh dưỡng cũng giảm dần để phù hợp với nguồn dinh dưỡng mà tế bào nhận được.
Có nhiều loại bào quan khác nhau có thể được tiêu hủy thông qua quá trình autophagy, và điều này dẫn đến nhiều mức độ autophagy.
Hình 1. Các mức độ của autophagy
Nếu autophagy liên quan đến ty thể (mitochondria), nó được gọi là mitophagy, nếu liên quan đến peroxisome – nó được gọi là pexophagy; tương tự với protein aggregates - aggrephagy, glycogen - glucophage, lipid - lipophagy.
Giải Nobel y học năm 2016 được dành cho nhà khoa học người Nhật Bản Yoshinori Ohsumi đã làm sáng tỏ cơ chế autophagy. Trong đó, autophagy được xem là quá trình quan trọng được sử dụng trong nhiều nghiên cứu làm rõ các cơ chế bệnh sinh cũng như cơ chế tác dụng của thuốc điều trị, được nghiên cứu ở mức độ phân tử. Những phát hiện này đưa ra nhiều hứa hẹn trong việc phát triển những thuốc mới, có tác dụng tại đích, với hướng nghiên cứu ưu tiên đối với những bệnh lý đang được quan tâm nhiều như: ung thư, tiểu đường, các bệnh lý gắn với quá trình lão hóa…
Tài liệu tham khảo [1-8]
1. Chen W, Sun Y, Liu K, Sun X: Autophagy: a double-edged sword for neuronal survival after cerebral ischemia. Neural Regen Res 2014, 9(12):1210-1216.
2. Filfan M, Sandu RE, Zavaleanu AD, GresiTa A, Glavan DG, Olaru DG, Popa-Wagner A: Autophagy in aging and disease. Rom J Morphol Embryol 2017, 58(1):27-31.
3. Garg AD, Maes H, Romano E, Agostinis P: Autophagy, a major adaptation pathway shaping cancer cell death and anticancer immunity responses following photodynamic therapy. Photochem Photobiol Sci 2015, 14(8):1410-1424.
4. Liu J, Fan L, Wang H, Sun G: Autophagy, a double-edged sword in anti-angiogenesis therapy. Med Oncol 2016, 33(1):10.
5. Martinez-Lopez N, Athonvarangkul D, Singh R: Autophagy and aging. Adv Exp Med Biol 2015, 847:73-87.
6. Schroeder S, Zimmermann A, Carmona-Gutierrez D, Eisenberg T, Ruckenstuhl C, Andryushkova A, Pendl T, Harger A, Madeo F: Metabolites in aging and autophagy. Microb Cell 2014, 1(4):110-114.
7. Shintani T, Klionsky DJ: Autophagy in health and disease: a double-edged sword. Science 2004, 306(5698):990-995.
8. Tung YT, Wang BJ, Hu MK, Hsu WM, Lee H, Huang WP, Liao YF: Autophagy: a double-edged sword in Alzheimer's disease. J Biosci 2012, 37(1):157-165.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: