Theo Yoshikawa và cộng sự phát hiện α-mangostin và γ-mangostin có tác dụng chống oxy hoá.
Theo nghiên cứu của Williams cho thấy α-mangostin giảm quá trình oxy hoá lipoproteins (LDL) trong cơ thể người và kéo dài khoảng thời gian mối liên hợp dien, làm giảm sự sản xuất của các phản ứng thiobarbituric và giảm liều dùng α-tocopherol gây ra bởi sự oxy hoá LDL. Nghiên cứu của Sun và công sự chỉ ra rằng mangostin có thể loại bỏ gốc hydroxyl tự do, superoxid anion và hydro peroxid, đồng thời ức chế sự hình thành malondialdehyd.
Năm 2002, Leong và Shui khi tiến hành thí nghiệm ABTS và DPPH đã đánh giá khả năng chống oxy hoá của 27 hoa quả có ở thị trường Singapore cho thấy chiết xuất từ vỏ Măng cụt đứng thứ 8 trong hiệu quả chống oxy hoá.
Năm 2006, Weecharangsan cùng các cộng sự đã nghiên cứu sự chống oxy hoá và đặc tính bảo vệ hệ thần kinh từ 4 dịch chiết được lấy từ vỏ Măng cụt (nước, ethanol 50%, ethanol 95% và ethyl acetat). Kết quả cho thấy khi sử dụng liều 50 µg/ml dịch chiết nước và ethanol 50% có hoạt động bảo vệ hệ thần kinh.
Năm 2007, nghiên cứu của Chomnawang cho thấy dịch chiết vỏ quả Măng cụt có khả năng chống oxy hoá rất cao với giá trị IC50 là 6,13 µg/ml.
Người duyệt Ths. Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Người viết Ds. Trần Thị Diễm Thuỳ
TLTK:
1. Mullika Traidej Chomnawang, Suvimol Surassmo, Veena S Nukoolkarn & Wandee
Gritsanapan (2007), "Effect of Garcinia mangostana on inflammation caused by
Propionibacterium acnes", Fitoterapia, 78(6), tr. 401-408.
2. LP Leong & G Shui (2002), "An investigation of antioxidant capacity of fruits in
Singapore markets", Food chemistry, 76(1), tr. 69-75.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: