Nghiên cứu học thuật là một phần thiết yếu trong đào tạo Dược sĩ bậc đại học nhằm đào tạo ra những Dược sĩ có trình độ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả bản chất của các đề tài nghiên cứu thực hiện bởi sinh viên Dược tại Đại học Ambo, Ethiopia.
Nhớm tác giả sử dụng phương pháp hồi cứu cắt ngang, sử dụng biểu mẫu trích xuất dữ liệu và thực hiện trên 279 báo cáo nghiên cứu của sinh viên Dược đại học tại Đại học Ambo. Số liệu được lấy từ các năm học từ 2013 - 2014 cho đến năm học đến 2018-2019. Kết quả thống kê từ 279 đề tài nghiên cứu của sinh viên đại học Dược, 83,9% các đề tài được thực hiện bởi sinh viên nam. Trong số các đề tài, có tới 64,1% được thực hiện bởi sinh viên chính quy, tỷ lệ các đề tài khảo sát khá cao (89,6%). Hướng nghiên cứu về lâm sàng chiếm gần một nửa số đề tài (49,8%), ít hơn là nhóm đề tài chăm sóc dược (45,2%). Số đề tài ít hơn là đề tài về bào chế thuốc (22,6%), nhóm đề tài ít nhất là nghiên cứu và giáo dục (10%).
Về phương pháp nghiên cứu, trong số 250 dự án nghiên cứu khảo sát, phần lớn (90,4%) được sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Về địa điểm nghiên cứu, có nhiều đề tài được thực hiện ở bệnh viện (82%). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn các đề tài được khảo sát thuộc loại nghiên cứu lâm sàng định lượng, tổ chức thực hiện tại các bệnh viện có liên kết với trường Đại học. Ngược lại, một tỷ lệ thấp hơn các đề tài nghiên cứu thực nghiệm, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, bào chế Dược phẩm, dịch vụ thông tin thuốc, quy định và quản lý chuỗi cung ứng, và được thực hiện tại cộng đồng.
Những số liệu trên đưa tới đề xuất về sự cần thiết xây dựng một hệ thống mở rộng các cơ sở nghiên cứu khác, hơn là chỉ tập trung vào các bệnh viện trực thuộc. Các chủ đề nghiên cứu cần hướng dẫn cho sinh viên bao quát hơn, gồm tất cả các lĩnh vực và lĩnh vực của Thực hành Dược và học thuật ngành Dược.
Người soạn bài: Hà Hải Anh
Nguồn tài liệu: lược dịch từ: https://doi.org/10.2147/AMEP.S297038
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: