Hen phế quản là một bệnh viêm đường hô hấp gây ra bởi một loạt kích thích dấn đến co thắt phế quản hồi phục hoàn toàn hoặc một phần. Triệu chứng và dấu hiệu bao gồm khó thở, tức ngực, ho, thở khò khè. Việc chẩn đoán được dựa trên tiền sử, khám lâm sàng và đo chức năng hô hấp.
Hen phế quản là một bệnh đa kiểu hình, thường được đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí. Viêm mạn tính đường dẫn khí gây tăng đáp ứng của đường dẫn khí với các kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp, từ đó gây ra triệu chứng hen. Sinh bệnh học của hen tương đối phức tạp. Bất thường sinh lý chính trong hen là những đợt tắc nghẽn đường dẫn khí được đặc trưng bởi giới hạn luồng khí thở ra. Tổn thương mô bệnh học nổi bất của hen là tình trạng viêm mạn tính
Hình 2. Sinh bệnh học hen phế quản
1. Thuốc giãn phế quản
Thuốc giãn phế quản có vai trò chính trong điều trị bệnh hen phế quản. Nó có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, giúp tăng dung lượng đường thở. Luồng không khí lưu thông dễ dàng hơn, cảm giác khó thở của người bệnh cũng giảm đáng kể
Thuốc giãn phế quản có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, từ đó làm tăng dung lượng đường thở. Luồng không khí lưu thông dễ dàng hơn, cảm giác khó thở của người bệnh cũng giảm.
Thuốc giãn phế quản có vai trò chính trong việc điều trị bệnh hen phế quản giúp bệnh nhân giúp cắt cơn khó thở.
Các loại thuốc giãn phế quản bao gồm:
– Nhóm cường beta 2 adrenergic gồm:
Thuốc tác dụng nhanh và ngắn như: salbutamol, terbutaline…được dùng chủ yếu với tác dụng cắt cơn khó thở.
Thuốc có tác dụng chậm, kéo dài: bambuterol, salmeterol, formoterol, indacaterol…
– Nhóm thuốc kháng Cholinergic:
Thuốc có tác dụng nhanh, ngắn (Ipratropium) gồm: atrovent, berodual, combivent…
Thuốc có tác dụng chậm kéo dài: tiotropium có tác dụng ưu thế trên thụ thể M1 và M3
Thuốc có tác dụng kéo dài hơn so với Ipratropium do vậy bệnh nhân chỉ dùng 1 lần/ ngày.
– Nhóm Xanthine:
Nhóm thuốc này bao gồm chủ yếu dạng thuốc uống và dạng tiêm truyền tĩnh mạch, ít được dùng đơn thuần mà thường được dùng phối hợp với các nhóm thuốc cường beta 2 adrenergic hoặc nhóm kháng cholinergic trong điều trị.
2. Các thuốc nhóm Corticoid
Sử dụng nhóm thuốc này trên bệnh nhân hen phế quản chủ yếu nhằm hạn chế tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính từ đó làm giảm sự chít hẹp đường thở của bệnh nhân.
Nhóm thuốc này bao gồm hai nhóm nhỏ:
– Corticoid đường phụn – hít: Beclomathasone, budesolide, fluticasone…
– Corticoid đường toàn thân: Prednisolon, methylprednisolone;
Một điểm cần lưu ý với Corticoid đường toàn thân thường được chỉ định trong đợt cấp bệnh hen phế quản. Khi bệnh đã được kiểm soát bệnh nhân sẽ được bác sỹ chỉ định dùng corticoid đường phun – hít.
Đã có rất nhiều cuộc điều tra trên bệnh nhân mắc hen phế quản cho thấy, việc sử dụng Pulmasol như một biện pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng giúp bệnh nhân hen phế quản giảm đáng kể triệu chứng khó thở, nghẹt thở, ho… Thêm vào đó người bệnh còn nhận thấy, tần suất bệnh tái phát giảm hẳn, họ không còn thấy những cơn hen xuất hiện bất chợt và nhu cầu sử dụng thuốc giãn phế quản của họ cũng giảm mạnh.
Nguồn: https://elib.hup.edu.vn/opacdigital/wpDetail.aspx?Id=8470
Người dịch: Nguyễn Thị Bảo Khánh
Ngừơi duyệt: Nguyễn Thị Thuỳ Trang
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: