Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của dapagliflozin ở bệnh nhân HFrEF có và không kèm theo đái tháo đường.
Lựa chọn nghiên cứu: Phân tích thăm dò của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 được thực hiện tại 410 địa điểm ở 20 quốc gia. Bệnh nhân được phân loại suy tim giai đoạn II đến IV theo NYHA với phân suất tống máu nhỏ hơn hoặc bằng 40% và tăng peptid lợi niệu pro-type B trong huyết tương được đưa vào nghiên cứu từ ngày 15 tháng 2 năm 2017 đến ngày 17 tháng 8 năm 2018. Bổ sung 10 mg dapagliflozin hoặc giả dược mỗi ngày một lần vào liệu pháp điều trị được khuyến nghị. Kết quả chính của nghiên cứu là tỉ lệ của một đợt suy tim nặng hơn hoặc tử vong do tim mạch.
Kết quả
Trong số 4744 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên (tuổi trung bình, 66 tuổi; 1109 [23%] phụ nữ; 2605 [55%] không mắc bệnh tiểu đường), 4742 đã hoàn thành thử nghiệm. Trong số những người tham gia không mắc bệnh tiểu đường, kết cục chính xảy ra ở 171 trong số 1298 (13,2%) ở nhóm dapagliflozin và 231 trên 1307 (17,7%) ở nhóm giả dược (tỷ lệ nguy cơ 0,73 [KTC 95%, 0,60-0,88]). Ở bệnh nhân tiểu đường, kết cục chính xảy ra ở 215/1075 (20,0%) ở nhóm dapagliflozin và 271/1064 (25,5%) ở nhóm giả dược (tỷ lệ nguy cơ 0,75 [KTC 95%, 0,63-0,90]). Trong số những bệnh nhân không mắc bệnh tiểu đường và HbA1C < 5,7%, kết cục chính xảy ra ở 53 trong số 438 bệnh nhân (12,1%) ở nhóm dapagliflozin và 71 trong 419 (16,9%) ở nhóm giả dược (tỷ lệ nguy cơ 0,67 [95 % CI, 0,47-0,96]). Ở những bệnh nhân có HbA1C >= là 5,7%, kết cục chính xảy ra ở 118 trong số 860 bệnh nhân (13,7%) trong nhóm dapagliflozin và 160 trên 888 (18,0%) ở nhóm giả dược (tỷ lệ nguy cơ 0,74 [95% CI , 0,59-0,94]) (Giá trị P cho tương tác = 0,72).
Kết luận: Trên bệnh nhân HFrEF, dapagliflozin khi được thêm vào liệu pháp điều trị khuyến cáo làm giảm đáng kể nguy cơ suy tim nặng hơn hoặc tử vong do tim mạch so với giả dược độc lập với tình trạng bệnh đái tháo đường.
Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32219386/
Người đăng bài: Nguyễn Thị Cẩm Nhung
Người duyệt bài: Nguyễn Thị Thùy Trang
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: