Rễ của cây xương rồng (Peniocereus greggii), mọc ở miền Bắc Mexico và miền nam Arizona, được đánh giá có tiềm năng điều trị bệnh tiểu đường và các bệnh khác, chẳng hạn như đau vú và cảm lạnh thông thường.
Trong nghiên cứu về thành phần hoá học và tác dụng hạ đường huyết của rễ cây xương rồng (Peniocereus greggii) cho thấy các hợp chất hoạt động là một loạt các steroid cholestane, cụ thể là peniocerol (2), desoxyviperidone (3), viperidone (4) và viperidinone (5). Ngoài ra, từ dịch chiết chloroform được kiềm hóa (CE1) đã phát hiện một hợp chất mới được đặc trưng là 3,6-dihydroxycholesta-5,8 (9), 14-trien-7-one (6) bằng phương pháp quang phổ. Desoxyviperidone (3) cho thấy tác dụng hạ đường huyết trong quá trình thử nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống. Hợp chất 3 cũng có thể làm giảm mức đường huyết trong quá trình thử nghiệm dung nạp insulin trong phúc mạc ở chuột tăng đường huyết chỉ khi kết hợp với insulin, do đó hoạt động như một tác nhân nhạy cảm với insulin. Tuy nhiên, các thí nghiệm về năng lượng sinh học của ty thể cho thấy hợp chất 3 và 6 làm tăng hô hấp cơ bản và rò rỉ proton, mà không ảnh hưởng đến quá trình hô hấp liên quan đến sản xuất ATP trong các ống tủy C2C12. Cuối cùng, phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao để định lượng desoxyviperidone (3) và viperidone (4) đã được phát triển và xác nhận.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ cây xương rồng Peniocereus greggiicó tác dụng hạ đường huyết, sterol 2 và 6 thúc đẩy bài tiết insulin trong ống nghiệm, và desoxyviperidone (3) hoạt động như một chất nhạy cảm insulin.
Nguồn: https://pubs.acs.org/doi/10.1021/acsomega.2c00595
Người dịch: Nguyễn Thị Thu
Người duyệt: Hà Hải Anh
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: