Lược dịch từ: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/adolescent-pregnancy
Thực trạng
Hiện nay, mỗi năm ở các nước đang phát triển có khoảng 12 triệu trẻ em gái từ 15–19 tuổi và ít nhất 777.000 trẻ em gái dưới 15 tuổi sinh con. Trong đó ít nhất 10 triệu ca mang thai ngoài ý muốn. Các biến chứng khi mang thai và sinh nở là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em gái trong độ tuổi này trên toàn cầu.
Trong số ước tính 5,6 triệu ca nạo phá thai xảy ra hàng năm ở trẻ em gái vị thành niên từ 15–19 tuổi, có 3,9 triệu ca không an toàn, là yếu tố nguy cơ gây tử vong, bệnh tật và các vấn đề sức khỏe lâu dài cho mẹ. Các bà mẹ ở tuổi vị thành niên (từ 10–19 tuổi) phải đối mặt với nguy cơ sản giật, viêm nội mạc tử cung và nhiễm trùng toàn thân cao hơn phụ nữ từ 20 đến 24 tuổi và con của các bà mẹ ở tuổi vị thành niên đối mặt với nguy cơ sinh con nhẹ cân, sinh non và các tình trạng sơ sinh nặng hơn.
Phạm vi của vấn đề
Hàng năm, ước tính có khoảng 21 triệu trẻ em gái từ 15–19 tuổi ở các nước đang phát triển mang thai và khoảng 12 triệu trẻ em trong số đó sinh con.
Tỷ lệ sinh cụ thể của vị thành niên ước tính trên toàn cầu đã giảm 11,6% trong 20 năm qua. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về tỷ lệ giữa các khu vực. Ví dụ, tỷ lệ sinh của vị thành niên ở Đông Á là 7,1 trong khi tỷ lệ tương ứng ở Trung Phi là 129,5. Ngoài ra còn có sự khác biệt rất lớn trong các khu vực. Trong năm 2018, tỷ suất sinh chung của vị thành niên ở Đông Nam Á là 33,6, tuy nhiên, dao động từ 0,3 ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đến 83 ở Bangladesh.
Mặc dù tỷ suất sinh của vị thành niên ước tính trên toàn cầu đã giảm, nhưng số lần sinh con thực tế của trẻ vị thành niên thì không, do dân số phụ nữ trẻ trong độ tuổi 15-19 ngày càng lớn - và ở một số nơi trên thế giới. Số ca sinh lớn nhất xảy ra ở Đông Á (95.153) và Tây Phi (70.423).
Định nghĩa
Mang thai ở tuổi vị thành niên là một vấn đề toàn cầu xảy ra ở các nước có thu nhập cao, trung bình và thấp. Tuy nhiên, trên toàn thế giới, tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên có nhiều khả năng xảy ra ở các cộng đồng bị thiệt thòi, thường do nghèo đói, thiếu giáo dục và cơ hội việc làm.
Một số yếu tố góp phần vào việc mang thai và sinh con ở tuổi vị thành niên. Ở nhiều xã hội, trẻ em gái phải chịu áp lực phải kết hôn và sinh con sớm. Ở các nước kém phát triển nhất, ít nhất 39% trẻ em gái kết hôn trước 18 tuổi và 12% trước tuổi 15. Ở nhiều nơi, trẻ em gái chọn mang thai vì họ bị hạn chế về triển vọng giáo dục và việc làm. Thông thường, trong những xã hội như vậy, quyền làm mẹ được coi trọng và hôn nhân và sinh con có thể là lựa chọn tốt nhất trong số các lựa chọn hạn chế hiện có.
Thanh thiếu niên muốn tránh thai có thể không thực hiện được do thiếu kiến thức và quan niệm sai lầm về nơi lấy các biện pháp tránh thai và cách sử dụng chúng. Thanh thiếu niên phải đối mặt với các rào cản trong việc tiếp cận các biện pháp tránh thai bao gồm các luật và chính sách hạn chế liên quan đến việc cung cấp các biện pháp tránh thai về tuổi tác hoặc tình trạng hôn nhân, thành kiến của nhân viên y tế và/hoặc thiếu thiện chí thừa nhận nhu cầu sức khỏe tình dục của thanh thiếu niên, và thanh thiếu niên không có khả năng tiếp cận các biện pháp tránh thai do hạn chế về kiến thức, phương tiện đi lại và tài chính. Ngoài ra, thanh thiếu niên có thể thiếu quyền tự chủ để đảm bảo việc sử dụng đúng và nhất quán một biện pháp tránh thai. Một nguyên nhân khác dẫn đến mang thai ngoài ý muốn là bạo lực tình dục, hiện đang phổ biến với hơn một phần ba trẻ em gái ở một số quốc gia báo cáo rằng lần quan hệ tình dục đầu tiên của họ bị ép buộc.
DS. Nguyễn Thị Mai Diệu
Người duyệt bài: TS. Hà Hải Anh
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: