Nhu cầu nhân lực ngành dược được dự báo sẽ tăng trưởng trong những năm tới đây. Một trong những nguyên nhân khiến cho nhu cầu ngày càng tăng cao này là sự gia tăng của các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe như bệnh viện và phòng khám cũng như sự ra đời của nhiều công ty dược mới. Các cơ sở y tế tư nhân ngày càng tuyển dụng nhiều dược sĩ để giám sát việc cấp phát và sử dụng thuốc của bệnh nhân.
Tuổi thọ ngày càng được nâng cao nên nhu cầu sử dụng thuốc ở người già vì thế cũng sẽ tăng lên đáng kể. Tỷ lệ những người bị các bệnh mãn tính cũng ngày càng nhiều nên việc sử dụng các loại thuốc kê toa cũng sẽ tăng theo. Chưa kể đến việc khoa học công nghệ phát triển sẽ dẫn đến sự ra đời của nhiều loại thuốc mới, có tác dụng tốt hơn hoặc là phù hợp hơn với tình trạng bệnh của từng người. Và dược sĩ chứ không phải ai khác sẽ chính là người giới thiệu những sản phẩm thuốc này tới tay người tiêu dùng
Các bạn sinh viên Dược nói rằng em không biết lựa chọn nghề nghiệp như thế nào. Ngày hôm nay tôi sẽ chia sẻ với bạn một số kiến thức giúp cho bạn định hướng nghề nghiệp sau khi bạn tốt nghiệp trường Dược, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp.
Khi bạn tốt nghiệp trường Dược, bạn có các sự lựa chọn như:
1. Trình dược viên
Hiểu một cách đơn giản thì Trình dược viên chính là nhân viên bán hàng.
Và đây được coi là công việc thường được các bạn học Dược lựa chọn, bởi nghề này không đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn, vì các hãng sẽ đào tạo để đáp ứng việc giới thiệu thuốc đến người dùng như bác sĩ, nhà thuốc, bệnh nhân….
Để trở thành trình dược viên bạn cần có những tiêu chí sau:
Để trở thành một trình dược viên tốt thì bạn nên xin vào các công ty dược được huấn luyện, được đào tạo.
Sau khi đã trở thành một trình dược viên tốt, bạn hãy xây cho mình một lộ trình phát triển để trở thành quản lý trình, có thể là quản lý vùng, hoặc quản lý miền bạn sẽ phát triển được rất nhiều các kỹ năng khác như kỹ năng mềm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,…
Sau khi bạn làm tốt công việc quản lý trình, bạn có thể định hướng và phát triển 1 doanh nghiệp Dược riêng cho chính mình, nó tùy thuộc vào năng lực và khả năng của bạn.
2. Nghiên cứu và kiểm nghiệm thuốc
Khi làm công việc này, bạn sẽ tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm thuốc có ích cho con người với hiệu quả điều trị cao, nghiên cứu các phản ứng có hại hoặc đánh giá sản phẩm thuốc có đủ tiêu chuẩn để cấp phép lưu hành ra thị trường không?
Do các điều kiện khó khăn về khoa học – kỹ thuật nên việc nghiên cứu ở Việt Nam không được phát triển như các nước Mỹ, Nhật, Pháp…
Bạn có thể xin việc tại các công ty nhà nước như Viện dược liệu, kiểm nghiệm thuốc, việc dịch tễ, y học cổ truyền…. hoặc tại các phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất lớn như Dược Hậu Giang, Traphaco, Pymepharco,…
3. Nghiên cứu viên tiến hàng thử nghiệm lâm sàng (CRA)
Trong hoàn cảnh Bộ Y Tế đang có nững chỉ đạo nghiêm khắc để làm trong sạch thị trường Dược phẩm, công việc thử thuốc trên lâm sàng đang có xu hướng phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Trước khi ra mắt một loại thuốc mới ra thị trường thì tiên quyết cần được đi thử nghiệm lâm sàng trên động vật và con người. Công việc của nhân viên CRA chính là liên hệ với các đơn vị nhận thử thuốc trên lâm sàng, phối hợp với họ để tiến hàng các bước thử nghiệm. Nếu thành công, thuốc mới có thể được cấp phép và sản xuất hàng loạt ra thị trường.
Công việc này thoạt nhìn có thể khá đơn giản, tuy nhiên khi đi sâu vào thực hiện mới thấy có khá nhiều công việc phức tạp như:
Mảng công việc này còn khá mới mẻ và chưa được phổ biến tại Việt Nam. Vì vậy, nếu thực sự yêu thích, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về quy trình và tính chất công việc trước khi bắt đầu “dấn thân” vào ngành nhé.
4. Sản xuất thuốc
Đây là ngành nghề đòi hỏi chuyên môn nhất định mà chỉ những người học Dược chính quy mới có thể đáp ứng được.
Khi làm công việc này bạn phải tự tay điều hành các máy móc trong công xưởng sản xuất dược phẩm.
Ngoài ra, bạn còn phải liên kết mật thiết với bên nghiên cứu để tham mư cách bào chế thuốc giúp tăng thời ian bảo quản, độ bền sinh lý,… cũng như phối hợp với bên kinh doanh để phân phối sản phẩm tốt nhất.
5. Dược sĩ lâm sàng
Vai trò của dược sĩ lâm sàng là giải quyết triệt để vấn nạn dùng thuốc hoặc kê đơn không hiệu quả ở các bệnh viện từ tuyến trung ương đến địa phương.
Nhiệm vụ của dược sĩ lâm sàng bao gồm:
Từ đó giúp nang cao chất lượng kê đơn cũng như sử dụng thuốc hợp lý ở Việt Nam.
Khi theo đuổi ngành nghề này, bạn không chỉ cần có đam mê, mà còn cần phải trang bị cho mình những kiến thức vững chắc về Dược cũng như những hiểu biết liên quan đến quy trình sản xuất, sử dụng thuốc.
6. Marketing Dược
Nếu ngày trước Marketing là ngành nghề của các ứng viên học chuyên về Marketing.
Thì nay các bạn học Dược hoàn toàn có thể “chen chân” vào thị trường này.
Ngành Dược là ngành đặc thù, đòi hỏi người làm Marketing không chỉ có kiến thức nguyên về Marketing mà còn cần cả kiến thức về Dược học.
Miếng bánh này sẽ được chia đều cho cả hai, và để cạnh tranh được với những ứng viên học chuyên về Marketing, bạn cần phấn đấu không chỉ mở rộng kiến thức y dược mà còn cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng liên quan đến marketing. Và tất nhiên, nếu bạn làm tốt, bạn dễ dàng chiến thắng họ trên thị trường tuyển dụng.
Công việc marketing dược thực sự là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những bạn học Dược mới ra trường, họ sẽ thực hiện một số việc như:
7. Bộ phận quản lý dược
Đây là công việc hiếm gặp ở các bạn sinh viên Dược, vì những bộ phận quản lý dược trực thuộc Nhà nước thường đề nghị mức lương khá khiêm tốn cho nhân viên. Vì vậy, những người lựa chọn công việ này không chỉ cần yêu thích nghề, mà gia đình cũng cần có điều kiện đủ để bạn theo đuổi đam mê.
Công việc này bao gồm:
Khi thực hiện công việc này, bạn sẽ đóng vai trò quyết định thuốc có được đưa ra bày bán rộng rãi trên thị trường hay không. Những cám dỗ đến voiws bạn có thể rất lớn, nên bạn phải luôn giữ cho mình lương tâm của một thày thuốc chân chính, tuyệt đối nói không với việc đưa thuốc rởm, thuốc giả, kém chất lượng ra thị trường.
8. Kinh doanh nhà thuốc
Đây có thể nói là lĩnh vực được nhiều người nghĩ đến nhiều nhất khi bạn nói bạn học Dược đúng không?
Việc kinh doanh nhà thuốc vẫn luôn là một trong những định hướng nghề nghiệp được nhiều Dược sĩ theo đuổi, và bạn vẫn có thể cân nhắc.
Để kinh doanh nhà thuốc, trước tiên bạn cần trở thành một nhân viên bán hàng nhà thuốc, từ quá trình học việc đến lúc làm nhân viên bán hàng chính thức, bạn nên làm việc từ 6 tháng đến 1 năm để thành thạo hơn về:
Bạn nên xin học việc và làm nhân viên tại các nhà thuốc hay chuỗi nhà thuốc uy tín, có lượng khách đồng, hoặc có chương trình huấn luyện đạo tạo chuyên nghiệp hỗ trợ thuận lợi cho công việc kinh doanh sau này.
Và khi đã thành thạo các kỹ năng, kiến thức kinh doanh, bạn có thể tự tin mở cho mình một nhà thuốc riêng, thuê nhân viên vận hành. Bước kế tiếp là phát triển cho mình một chuỗi nhà thuốc rộng lớn.
Hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp rất đặc thù, liên quan đến sinh mạng của con người, sinh viên khoa Dược do đó dường như cũng được ưu ái hơn. Tuy nhiên, càng nắm giữ vai trò quan trọng, sinh viên ngành Dược càng phải nỗ lực hơn nữa để trau dồi kiến thức chuyên môn, nắm bắt về thuốc, tác dụng cũng như quy tắc sử dụng thuốc để có thể tư vấn một cách hiệu quả nhất. Việc nâng cao trình độ tiếng Anh phải thực hiện đồng thời để mở rộng cơ hội tiếp cận với các kiến thức chuyên ngành quốc tế để phục vụ cho công việc của mình. Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành Dược cần học hỏi để có thể sử dụng thành thạo các thiết bị trong phòng thí nghiệm, trong bệnh viện,… ngay khi thực tập hay là nhân viên chính thức.
Người viết Nguời duyệt
Phùng Thị Khánh Ly Ths Nguyễn Thị Thuỳ Trang
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: