Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý mạn tính của đường hô hấp khá phổ biến và ngày càng gia tăng tỷ lệ mắc hiện nay, với tỷ lệ tử vong đứng thứ 4 trên toàn thế giới. Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một diễn biến tự nhiên của bệnh, là lý do phổ biến nhất khiến người bệnh phải nhập viện, làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và tăng nguy cơ tử vong trên bệnh nhân
Theo nghiên cứu của Christian Viniol và Claus F Vogelmeier (Exacerbations of COPD) năm 2018 về đợt cấp của COPD cho thấy tác động của các yếu tố nguy cơ và yếu tố khởi phát như hút thuốc, giãn phế quản, nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và các bệnh đi kèm gây ra tần suất đợt cấp nhiều hơn. Các đợt cấp nặng nên được điều trị bằng thuốc chủ vận β và thuốc kháng cholinergic cũng như corticosteroid đường toàn thân. Liệu pháp kháng sinh chỉ nên được áp dụng cho những bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn. Bỏ hút thuốc là chìa khóa để ngăn ngừa đợt cấp COPD. Các khía cạnh khác bao gồm lựa chọn được liệu pháp, bao gồm thuốc giãn phế quản, corticosteroid dạng hít, chất ức chế phosphodiesterase – 4, kháng sinh và thuốc tiêu nhầy. Giáo dục và quản lý lối sống bệnh nhân tốt hơn cũng như tăng cường hoạt động thể chất là rất quan trọng. Nên tiêm phòng cúm và phế cầu. Điều trị tình trạng giảm oxy máu và tăng CO2 máu làm giảm tỷ lệ đợt cấp COPD, trong khi hầu hết các liệu pháp nội soi can thiệp đều làm tăng nguy cơ đợt cấp trong những tháng đầu sau thủ thuật.
COPD phần lớn là một bệnh có thể phòng ngừa được. Người bệnh có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc COPD nếu tránh hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào). Người bệnh COPD nên được theo dõi định kỳ hàng tháng tại các phòng quản lý Hen, COPD. Tại đây các bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng hô hấp, tư vấn và cấp thuốc điều trị dự phòng cho người bệnh.
Người viết bài: Nguyễn Thị Cẩm Nhung
Người duyệt bài: ThS Nguyễn Thị Thùy Trang
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: