Khuyến cáo tư vấn chế độ ăn uống cho bệnh nhân đái tháo đường (WHO):
- Chỉ chọn thức ăn có chế độ đường huyết thấp ( gạo lức, miến dong,..)
- Ăn chế độ ăn ít mỡ bão hòa
- Hạn chế muối, đường
- Tăng lượng rau quả
- Các bữa ăn nhỏ có thể làm giảm sự dao động đường huyết tuy nhiên ăn thường xuyên có thể dẫn tới dư năng lượng và tăng cân.
- Đưa bữa ăn phụ vào chế độ ăn nên tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể
Bệnh nhân có thể tham khảo chi tiết các thực đơn mẫu dành cho bệnh đái tháo đường tại web của các Trung tâm dinh dưỡng của các bệnh viện, thầy thuốc việt nam,…
Ví dụ: Thực đơn mẫu (Nguồn: Trung tâm dinh dưỡng bệnh viện Bạch Mai.)
Năng lượng: 1600Kcal/ngày (Glucid: 55 - 60%), cho người có cân nặng 50-55kg.
Tổng thực phẩm trong ngày:
- Ngũ cốc: Gạo tẻ 180g (= 1 miệng + 2 nửa bát con cơm); bánh phở 160g
- Thịt, cá: thịt nạc 100g; trứng gà 1 quả; đậu phụ 1 bìa
- Sữa: 1 cốc 250ml (nên dùng sữa không đường)
- Quả chín (ít ngọt): 150 – 200g
- Rau: 500 – 600g
- Dầu ăn: 20 – 25ml
- Muối: dưới 6g/ ngày
Chế độ tập luyện thích hợp, mức độ trung bình ít nhất 3 ngày mỗi tuần , không được nghỉ tập luyện 2 ngày liên tiếp và mỗi tuần không được ít hơn 150 phút. Chú ý lựa chọn các bài tập phù hợp tình trạng sưc khỏe, nếu đã xuất hiện biến chứng của đái đường như biến chứng thận, tim mach, cần hạn chế các động tác thể dục cường độ cao. (Nguồn: Dược lâm sàng và điều trị).
Việc thiết lập chế độ ăn uống và tập luyện do bác sĩ điều trị đề ra nhưng dược sĩ cũng cần nắm vững để tư vấn, động viên để bệnh nhân thực hiện đúng yêu cầu vì đây là những biện pháp quan trọng trong can thiệp không dùng thuốc. Nếu bệnh nhân đảm bảo được chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý sẽ giúp kiểm soát không chỉ mức glucose máu mà còn kiểm soát cả huyết áp, lipid máu, giữ cân nặng hợp lý và nâng cao toàn bộ sức khỏe.
Người viết: Nguyễn Thị Hà
Người duyệt: Nguyễn Thị Thùy Trang
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: