Vai trò của acid folic trong việc giảm tổn thương DNA và quá trình oxy hóa ở bệnh nhân Đái Tháo đường type 2.
Đái tháo đường type 2 là một bệnh thoái hóa mãn tính thúc đẩy sự tự oxi hóa đường, dẫn đến việc hình thành các dạng oxy hoạt động. Các dạng oxy hoạt động này sẽ gây ra sự oxy hóa các phân tử protein, carbohydrate, lipid và DNA – là nguyên nhân chính phát sinh các biến chứng muộn trong quá trình tiến triển bệnh của ĐTĐ type 2. Blanca và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của axit folic lên quá trình tổn thương DNA và sự oxy hóa ở bệnh nhân ĐTĐ type 2.
Nhóm đã nghiên cứu trên 30 cá thể được chẩn đoán có ĐTĐ type 2 và 30 cá thể không bị bệnh. Những người bị ĐTĐ type 2 được kê đơn 5 mg axit folic, uống ba lần mỗi ngày trong 1 tháng. Sau 15 và 30 ngày điều trị, bệnh nhân sẽ kiểm tra bằng các test. Tổn thương DNA được xác định bằng cách sử dụng thử nghiệm vi hạt nhân/ nhân nhỏ (micronucleus test) trong niêm mạc miệng, quá trình oxy hóa được kiểm tra bằng cách định lượng 8-hydroxy-20-deoxyguanosine (8-OHdG) và lipid peroxit.
Các kết quả cho thấy những người có ĐTĐ type 2 có số lượng vi hạt nhân/nhân nhỏ (micronuclei), nồng độ 8-OHdG và lipid peroxit đều cao hơn so với nhóm không bị bệnh (p = 0,001). Nhóm bệnh mắc ĐTĐ type 2 cho thấy sự giảm đáng kể số lượng vi hạt nhân/nhân nhỏ, nồng độ 8-OHdG và lipid peroxit theo thời gian khi sử dụng axit folic.
Vì vậy việc sử dụng chất chống oxy hóa như axit folic trong liệu pháp điều trị ĐTĐ type 2 được khuyến khích để trì hoãn các biến chứng do quá trình oxy hóa và tổn thương DNA.
Nguồn: Archives of Medical Research 43 (2012) 476-481.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: