Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế công lập và tư nhân ở Lucknow, Uttar Pradesh, Ấn Độ. Bảng câu hỏi được phân phối qua Google Forms, với 265 người tham gia trả lời. Phân tích thống kê sử dụng thống kê mô tả, tóm tắt các biến định tính dưới dạng tần suất và tỷ lệ phần trăm.
Kết quả: Trong số 265 người tham gia, 59% ở độ tuổi 20-30 và 66,9% là nữ. Trình độ học vấn bao gồm điều dưỡng (69,6%), cử nhân y khoa (12,5%), thạc sĩ /chuyên khoa cấp I (9,1%) và chuyên khoa sâu (sau thạc sĩ / chuyên khoa I) (3,4%). 45,1% báo cáo đã được đào tạo chính thức về dược cảnh giác. Về kiến thức, 82% đã xác định đúng về dược cảnh giác, 68,2% biết CDSCO là cơ quan quản lý và 57,8% biết đến Chương trình Dược cảnh giác của Ấn Độ. Mặc dù 41,8% thường xuyên gặp phải ADR, chỉ có 34,4% đã báo cáo nhiều ADR, trong khi 43,2% chưa bao giờ báo cáo ADR. Các rào cản chính bao gồm thiếu kiến thức về quy trình báo cáo (49%) và hạn chế về thời gian (30,3%).
Kết luận: Mặc dù đã có nhận thức và thái độ tích cực đối với hoạt động cảnh giác dược, việc báo cáo ADR vẫn còn nhiều bất cập do thiếu hụt kiến thức và rào cản hệ thống. Việc tăng cường giáo dục cảnh giác dược, đơn giản hóa cơ chế báo cáo và thúc đẩy hỗ trợ từ phía các tổ chức có thể cải thiện hoạt động báo cáo ADR, từ đó cải thiện an toàn cho bệnh nhân.
https://doi.org/10.18203/2319-2003.ijbcp20251830
Người dịch: Nguyễn Thị Hà
Người duyệt: TS. Hà Hải Anh
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: