Tác dụng có lợi của cây cần tây (Apium Graveolens) đối với hội chứng chuyển hóa (The metabolic syndrome – MetS)
Hội chứng chuyển hóa (MetS) là một nhóm các bệnh bao gồm tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo bụng và rối loạn tăng đường huyết. Hầu hết các nghiên cứu chứng minh rằng MetS đi kèm với tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường týp 2 và kháng insulin. Trong điều trị hay phòng ngừa bệnh MetS và các bệnh lý liên quan, việc điều chỉnh lối sống và giảm cân phải đặt lên hàng đầu. Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra cần tây (
Apium Graveolens) là một trong những nguồn quan trọng nhất của hợp chất phytochemical như acid phenolic, nhóm hợp chất flavon, flavonol và chất chống oxy hóa như vitamin C, beta-caroten (Provitamin A) và mangan. Những chất chống oxy hóa làm giảm hậu quả của phản ứng oxy hoá. Các chất phytochemical trong cần tây làm giảm hoạt động của các cytokin tiền viêm và ngăn ngừa viêm nhiễm. Thêm vào đó, flavonoid trong cần tây ngăn chặn chứng viêm tim. Stress oxy hóa và viêm dòng máu là những yếu tố nguy cơ cao làm gia tăng bệnh tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch. Phthallid trong cần tây giúp giãn cơ trơn trong mạch máu và hạ huyết áp. Kết quả là, các thành phần tích cực nhất trong cần tây đã cho thấy các đặc tính hạ lipid máu, trị đái tháo đường và hạ huyết áp. Lá và hạt của nó có nhiều hoạt chất như 3-n-butylphthalid, luteolin và apigenin thông qua nhiều cơ chế có thể hữu ích trong hội chứng chuyển hóa. Những thành phần tích cực này có thể làm giảm đáng kể glucose, cholesterol, LDL cholesterol, VLDL cholesterol và triglyceride và tăng mức HDL cholesterol trong mô hình động vật tăng huyết áp do fructose gây ra, kiểm soát và điều trị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng đường huyết. Những nỗ lực nghiên cứu trong tương lai nên được thực hiện để xác minh các kết quả hiện tại trong các quần thể mắc bệnh đồng bộ chuyển hóa.
TLTK:
1. Narges Hedayati và cộng sự (2019), Beneficial effects of celery (Apium graveolens) on metabolic syndrome: A review of the existing evidences, Wiley, ptr.6492
Người viết Ds. Trần Thị Diễm Thuỳ
Nguyệt duyệt Ths. Nguyễn Thị Thuỳ Trang