Bài nghiên cứu đã đánh giá tác động của chính sách phong tỏa trong đại dịch COVID-19 đối với bệnh nhân ngoại trú tim mạch của một phòng khám tim mạch ở Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020. Nhóm nghiên cứu đã phân tích sự xuất hiện của các vấn đề tim mạch khác nhau nói chung và sự ổn định của huyết áp trong thời gian lựa chọn của nghiên cứu. Nhóm đã thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang để đánh giá tác động của nó đối với sự ổn định huyết áp của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại phòng khám của Trung tâm Y tế Đại học (UMC), Thành phố Hồ Chí Minh trong đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 ở địa phương này.
Kết quả cho thấy: Tuổi trung bình của 493 bệnh nhân được khảo sát là 62,2 ± 10,2 tuổi. Nhóm huyết áp ổn định bao gồm 87% bệnh nhân, trong khi nhóm huyết áp không ổn định bao gồm 13% bệnh nhân. Các tác giả nhận thấy rằng 68% số bệnh nhân đã đến khám theo lịch hẹn: 87% có huyết áp ổn định so với chỉ 13% với huyết áp không ổn định. Sự khác biệt đáng kể được nhận thấy về sự thay đổi trọng lượng cơ thể và các vấn đề tim mạch giữa hai nhóm: trọng lượng cơ thể tăng (22,6% so với 10,2%), trọng lượng cơ thể giảm (3,2% so với 6,7%), trầm trọng hơn các vấn đề tim mạch (35,5% so với 17,9 %) ở nhóm huyết áp không ổn định và ổn định tương ứng. Phân tích hồi quy đa biến phản ánh tác động của việc tăng trọng lượng cơ thể và xuất hiện các vấn đề tim mạch đối với những bệnh nhân có huyết áp không ổn định.
Kết quả nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng cụ thể về tác động của chính sách lockdown đối với bệnh nhân mãn tính. Tuy nhiên, kết quả này còn cần những khảo sát rộng hơn mới có thể đánh giá được tác động của chính sách chính sách phong tỏa tới nguy cơ của bệnh nhân tim mạch mãn tính ở Việt Nam.
Lược dịch từ https://doi.org/10.3855/jidc.15002
Người dịch: Hoàng Thị Vân
Người duyệt bài: Hà Hải Anh
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: