Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus:
Tinh dầu đinh hương được biết đến với hoạt tính kháng khuẩn chống lại một số vi khuẩn gây bệnh.
Năm 2019, Behbahani B.A và cộng sự đã thử nghiệm tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu Đinh Hương trong môi trường nuôi cấy. Kết quả cho thấy ở MBC 6,25 mg/mL-1 các chủng Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, tụ cầu aureus, Listeria innocua bị tiêu diệt hoàn toàn. Cùng năm ông đã tiến hành nghiên cứu cơ chế kháng khuẩn và đưa ra kết luận tinh dầu đinh hương kháng khuẩn dựa trên cơ chế thẩm thấu và phá vỡ màng tế bào của vi khuẩn [1]
Năm 2019 Radünz, M., da Trindade và cộng sự đã thử nghiệm so sánh khả năng kháng khuẩn chống lại Staphylococcus aureus , Escherichia coli , Listeria monocytogenes và Salmonella Typhimurium thu được MBC là 0.304 mg/mL-1 cao hơn so với báo cáo của Beraldo et al (2013) (0,0180 mg/mL-1), và Devi và cộng sự (2010) (0,250 mg/mL-1) chống lại Salmonella typhi. Sự khác biệt giữa các giá trị MBC của từng tác giả là do sự khác nhau về hàm lượng Eugenol trong tinh dầu trong quá trình chiết xuất qua đó kết luận được Eugenol đóng vai trò kháng khuẩn chủ yếu trong tinh dầu Đinh Hương. [2];[4];[5]
Tác dụng trên hệ tiêu hóa:
Năm 2020 Cristiane Marinho Uchôa Lopes và cộng sự đã tiến hành phép thử so sánh khả năng chống tiêu chảy giữa tinh dầu Đinh Hương (50-100mg) và biệt dược Loperamid hydrocloride ( 2mg/kg). Kết quả cho thấy tác dụng cầm tiêu chảy của hai chế phẩm tương đương. [6]
Tác dụng giảm đau, chống viêm:
Năm 2016 Sibusiso Rali và cộng sự đã tiến hành phép thử so sánh khả năng giảm đau chống viêm của Axit oleanolic trong tinh dầu Đinh Hương với biệt dược Ibuprofen (nước muối sinh lý làm chất đối chứng) trên đối tượng là giống chuột Wistar (180-150g) và chuột Swiss (20-35g) qua các thử nghiệm như kiểm tra đau do Formalin gây ra, Flick đuôi, gây viêm do. Kết quả cho thấy tác dụng chống chống đông máu của hai chế phẩm tương đương nhau.[6]
Tác dụng hạ sốt:
Năm 2020 Cristiane Marinho Uchôa Lopes và cộng sự đã tiến hành phép thử so sánh khả năng hạ sốt do nấm của tinh dầu Đinh Hương (50mg - 100mg/kg) với biệt dược Metamizole (100mg/kg) trên đối tượng gia súc. Kết quả cho thấy tác dụng của hai chế phẩm tương đương nhau trong ba giờ đầu.[6]
Tác dụng chống đông máu
Năm 2020 Cristiane Marinho Uchôa Lopes và cộng sự đã tiến hành phép thử so sánh khả năng chống đông máu của tinh dầu Đinh Hương so với dung dịch NaCl 0,9% ( EDTA và natri xitrat là chất gây đông máu đối chứng). Kết quả cho thấy thời gian đông máu của tinh dầu lâu hơn nhiều lần và tối ưu nhất ở nồng độ 0,125mg/mL . [6]
Tác dụng trên cholinesterase:
Năm 2014 Manoj K. Dalai và cộng sự đã thực hiện phép thử so sánh giữa ba dạng chiết xuất của Đinh Hương với biệt dược Galantanmine. Kết quả cho thấy các chiết xuất của Đinh Hương có khả năng kháng được cholinesterase thích hợp hỗ trợ điều trị Alzheimer. [3]
Bảng 1. So sánh nồng độ ức chế 50% lên cholinesterase [3]
Vật mẫu |
Ức chế acetylcholinesterase Giá trị IC50 (µg/ml) |
Ức chế butyrylcholinesterase Giá trị IC50 (µg/ml) |
Chiết xuất methanol |
61,5 ± 1,88 |
103,53 ± 1,47 |
Tinh dầu Đinh Hương |
49,73 ± 1,33 |
88,14 ± 1,74 |
Eugenol |
42,44 ±1,21 |
63,51 ± 1,88 |
Galatamine |
10,14 ± 0,71 |
21,15 ± 0,18 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Behbahani, B. A., Noshad, M., & Falah, F. (2019). STUDY OF CHEMICAL STRUCTURE, ANTIMICROBIAL, CYTOTOXIC AND MECHANISM OF ACTION OF SYZYGIUM AROMATICUM ESSENTIAL OIL ON FOODBORNE PATHOGENS. Potravinarstvo, 13(1).
2. Beraldo, C., Daneluzzi, N. S., Scanavacca, J., Doyama, J. T., Fernandes Júnior, A., & Moritz, C. M. F. (2013). Eficiência de óleos essenciais de canela e cravo-da-índia como sanitizantes na indústria de alimentos. Pesquisa Agropecuária Tropical, 43, 436-440.
3. Dalai, M. K., Bhadra, S., Chaudhary, S. K., Bandyopadhyay, A., & Mukherjee, P. K. (2014). Anti-cholinesterase activity of the standardized extract of Syzygium aromaticum L. Pharmacognosy magazine, 10(Suppl 2), S276.
4. Devi, K. P., Nisha, S. A., Sakthivel, R., & Pandian, S. K. (2010). Eugenol (an essential oil of clove) acts as an antibacterial agent against Salmonella typhi by disrupting the cellular membrane. Journal of ethnopharmacology, 130(1), 107-115.
5. Radünz, M., da Trindade, M. L. M., Camargo, T. M., Radünz, A. L., Borges, C. D., Gandra, E. A., & Helbig, E. (2019). Antimicrobial and antioxidant activity of unencapsulated and encapsulated clove (Syzygium aromaticum, L.) essential oil. Food chemistry, 276, 180-186.
6. Uchôa Lopes, C. M., Saturnino de Oliveira, J. R., Holanda, V. N., Rodrigues, A. Y. F., Martins da Fonseca, C. S., Galvão Rodrigues, F. F., ... & da Costa, J. G. M. (2020). GC-MS Analysis and Hemolytic, Antipyretic and Antidiarrheal Potential of Syzygium aromaticum (Clove) Essential Oil. Separations, 7(2), 35.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: