Petter Brodin
Đây là một vấn đề cấp thiết để tìm hiểu lý do tại sao đợt coronavirus bắt đầu vào cuối năm 2019 (COVID-19) đang ảnh hưởng đến các nhóm cá thể khác nhau với mức độ nghiêm trọng khác nhau trong đại dịch toàn cầu đang diễn ra này. Hiểu biết sâu hơn về căn bệnh gây ra bởi hội chứng hô hấp cấp tính nặng coronavirus 2 (SARS-CoV2), sẽ giúp chúng ta định hướng ưu tiên được các nguồn lực hạn chế của mình.
Bởi vì đây là vi-rút mới, hiện tại chưa có vắc-xin nên mọi người dường như đều không hiểu tường tận và rất dễ bị nhiễm SARS-CoV2. Vi-rút sẽ tiếp tục lây lan cho đến khi có vắc-xin hiệu quả hoặc số lượng người bị nhiễm tính trong dân số toàn cầu đủ để hình thành khả năng miễn dịch cộng đồng. Hiện tại, cách tốt nhất để giảm thiểu tử vong và các trường hợp nghiêm trọng cần được chăm sóc đặc biệt là cố gắng và giúp đỡ các nhóm cá thể dễ bị tổn thương và làm chậm sự lây lan của virus.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc có lẽ là nơi đã tiến hành số lượng xét nghiệm rộng rãi nhất, và do đó có tính đại diện nhất. Báo cáo chỉ ra rằng cho đến ngày 20 tháng 3, 6,3% trên tổng số các trường hợp xét nghiệm dương tính với COVID-19 là trẻ em dưới 19 tuổi. Số liệu từ Hàn Quốc thường xuyên được cập nhật (1). Hiện vẫn chưa rõ số lượng người đã được xét nghiệm thuộc cùng nhóm tuổi, vì vậy việc nhận định số lượng bệnh nhân dương tính với COVID-19 trong nhóm tuổi vị thành niên này đang ngày càng nhiều lên là không chắc chắn. Tuy nhiên, một mô hình chung đã được báo cáo từ nhiều quốc gia và đó là trẻ em có kết quả dương tính với COVID-19 thì chỉ là một dạng bệnh nhẹ. Điều này có nghĩa là trẻ em và người trẻ tuổi không mắc các bệnh nền, chẳng hạn như suy giảm chức năng phổi hoặc ức chế miễn dịch, có nguy cơ mắc các dạng COVID-19 nghiêm trọng thấp hơn nhiều so với các nhóm tuổi khác. Những lý do cho thể COVID-19 nhẹ này ở trẻ em vẫn còn khó nắm bắt và có nhiều giả thuyết tồn tại. Bài xã luận này thảo luận về một số trong các giả thuyết đó.
Có một lưu ý chung rằng hệ thống miễn dịch của trẻ em và người lớn là khác nhau, cả về cấu tạo và khả năng thực hiện chức năng (2). Ngoài ra, có sự khác biệt trong hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ, trẻ mẫu giáo và thanh thiếu niên. Trong những tuần đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh tiếp xúc với một loạt các phơi nhiễm môi trường mới lạ và trải qua những thay đổi mạnh mẽ (3). Một sự khác biệt khác giữa trẻ sơ sinh và các trẻ lớn hơn đó là sự hiện diện của một số kháng thể từ mẹ trong những tháng đầu đời. Những kháng thể này không bao gồm các loại virus mới như SARS-CoV2 (4). Một lời giải thích thỏa đáng cho biểu hiện thể COVID-19 nhẹ hơn ở trẻ em là trẻ em có sự đáp ứng khác nhau một cách đáng kể đối với virut SARS-CoV2 so với người lớn. Một khả năng khác là sự hiện diện đồng thời của các virus khác trong niêm mạc phổi và đường thở, thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể hạn chế sự phát triển của SARS-CoV2 bằng cách tương tác và cạnh tranh trực tiếp giữa virus với virus (5). Điều này phù hợp với dữ liệu gần đây từ đại dịch hiện tại, nó đã chỉ ra mối liên hệ giữa số lượng virus nhân lên và mức độ nghiêm trọng của COVID-19 (6). Điều này cũng có thể giải thích cho một số ca tử vong thương tâm của nhân viên y tế, những người có lẽ đã tiếp xúc với một lượng lớn virus SARS-CoV2.
Một giả thuyết khác có thể xảy ra về thể COVID-19 nhẹ ở trẻ em là nó có liên quan đến sự khác nhau trong biểu hiện của thụ thể angiotensin (ACE) 2 cần thiết cho sự gắn kết của SARS-CoV2 và nhiễm trùng. Thụ thể này được tìm thấy trong đường dẫn khí, phổi và ruột, nhưng không có trong các tế bào miễn dịch (7). Điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin gây ra biểu hiện của ACE2. Cả hai phương pháp điều trị trên đều phổ biến ở người lớn bị tăng huyết áp và ít gặp hơn ở trẻ em. Điều này đã khiến một số người tin rằng biểu hiện tăng cao của ACE2 có thể giải thích kết quả tồi tệ hơn ở người trưởng thành bị nhiễm SARS-CoV2, nhưng một số khác lại báo cáo tác dụng bảo vệ của ACE2 trong nhiễm trùng phổi (8).
Thể COVID-19 nặng được đặc trưng bởi ba giai đoạn. Các giai đoạn virus nhân lên và vào phổi được theo sau bởi giai đoạn tăng viêm cuối cùng, điều này có thể dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (ARDS), gây suy giảm chức năng tim và tử vong. Trẻ em ít bị ARDS khi nhiễm trùng đường hô hấp hơn so với người lớn (9). Trên thực tế, trong đại dịch cúm H1N1 năm 2009, dưới một tuổi là một yếu tố rủi ro đáng kể để phát triển một dạng nhiễm trùng nặng và ARDS (10). Hiện tại, lý do cho sự xuất hiện thể nhẹ ở hầu hết trẻ em mắc COVID-19 vẫn chưa rõ ràng, nhưng một số cơ chế hợp lý đã được đưa ra trong các lĩnh vực miễn dịch học, giải phẫu và virus học. Các nghiên cứu sâu hơn sẽ được yêu cầu để kiểm tra các giả thuyết này, nhưng rõ ràng việc hiểu về bệnh COVID-19 nhẹ hơn ở trẻ em sẽ cung cấp thông tin quan trọng về căn bệnh này. Nó cũng sẽ đề xuất các cơ chế bảo vệ quan trọng và đề xuất các mục tiêu cho các liệu pháp trong tương lai.
Có một điểm cuối cùng mà tôi muốn đưa ra đó là mặc dù trẻ em có xu hướng có COVID-19 thể nhẹ, điều đó không có nghĩa là chúng ta nên bỏ qua những trẻ mắc bệnh. Chúng ta vẫn cần thực hiện các biện pháp để ngăn chặn việc các bé bị nhiễm bệnh nhằm giảm thiểu đại dịch. Trẻ em vẫn có thể truyền vi-rút và có thể chứa một lượng lớn vi-rút, ngay cả khi không có triệu chứng (11). Chúng ta cũng cần lưu ý rằng vi-rút có thể tồn tại trong phân rất lâu sau khi chúng biến mất trong dịch tiết mũi họng.
CÁC TỪ VIẾT TẮT:
COVID-19, bệnh do coronavirus 2019;
SARS-CoV2, hội chứng hô hấp cấp tính nặng do coronavirus 2;
ARDS, hội chứng suy hô hấp cấp tính;
ACE, enzym men chuyển angiotensin.
TÀI TRỢ: Không có tài trợ.
LỢI ÍCH: Tác giả tuyên bố không có xung đột về lợi ích.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: