Bạn đã bao giờ gặp một nhà giáo mà bạn thật sự tin tưởng? Người khiến bạn cảm thấy không có câu hỏi nào mà bạn suy nghĩ đến là một câu hỏi ngớ ngẩn? Người truyền cho bạn sự đam về môn học cũng như sự tự tin rằng bạn sẽ thành công? Và hoàn toàn trái ngược? Bạn đã bao giờ gặp phải một nhà giáo rất đáng sợ và tiêu cực khiến bạn thà im lặng hơn là hỏi một câu hỏi vì sợ bị cho là ngu ngốc và xấu hổ?
Sự khác biệt chính giữa hai trường này là gì? Câu trả lời ở đây chính là sự hiện diện / vắng mặt của cảm giác an toàn trong môi trường học tập. Vậy thuật ngữ này có ý nghĩa gì? Cảm giác an toàn về cơ bản chứng thực cho khái niệm rằng sinh viên có thể học tập tốt hơn khi họ cảm thấy an toàn. Nắm bắt ý tưởng này có nghĩa là tạo ra được một môi trường nơi sinh viên cảm thấy đủ thoải mái để thừa nhận điểm yếu của bản thân, nói lên những khoảng trống trong kiến thức của họ và yêu cầu giúp đỡ khi cần. Tầm quan trọng của khái niệm này nằm trong mối liên kết của nó với động lực của sinh viên. Tuy nhiên, để hiểu về mối liên hệ này, trước tiên chúng ta phải xem xét những gì tạo ra động lực. Mặc dù có nhiều học thuyết về động lực của sinh viên, nhưng nó được tóm tắt khá tốt bằng phương trình sau đây từ Barron và Hulleman: Động lực = giá trị * kỳ vọng
"Kỳ vọng" trong trường hợp này có nghĩa là mức độ mà một sinh viên tin rằng họ có thể thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. “Giá trị” nghĩa là mức độ quan tâm và mức độ quan trọng mà sinh viên đặt vào một nhiệm vụ. Mối quan hệ cảm giác an toàn vào phương trình này có thể hiểu theo một số cách. Thứ nhất, tạo một môi trường học tập tích cực và an toàn có thể tạo động lực cho sinh viên, khiến họ sự tự tin để đón nhận thách thức, điều này mang lại một mức độ kỳ vọng cao. Hơn nữa, cho phép sinh viên cảm thấy an toàn khi đưa ra câu hỏi về những gì họ thắc mắc, có thể giúp ngăn chặn những yếu tố kìm hãm sự yêu thích tự nhiên mà họ có cho một chủ đề cụ thể, giúp duy trì giá trị nhận thức.
Mặc dù hầu hết những người giảng dạy không có khả năng nằm trong danh sách những người rất tiêu cực và làm sinh viên cảm thấy xấu hổ như được trình bày ở phần đầu của cuộc thảo luận này, nhưng bằng chứng cho thấy nhiều giáo viên đã dần quên đi tầm quan trọng của tâm lý sinh viên, cụ thể là nó liên quan đến mối quan hệ giữa sinh viên và giảng viên, trong lời nhận xét hay đánh giá về sinh viên của mình.
Vì vậy, làm thế nào để thiết lập một mối quan hệ và thúc đẩy cảm giác trong lớp học?
Những đề xuất này có vẻ khá đơn giản, nhưng cố gắng sử dụng các chiến lược như vậy trong khi vẫn duy trì sự tập trung vào việc thực hiện thành công khóa học có thể khá khó khăn. Tuy nhiên, tôn trọng những nguyên tắc này là rất quan trọng để duy trì thái độ học tập tích cực và thúc đẩy động lực của mỗi sinh viên.
Tài liệu tham khảo
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: