THUYẾT DOPAMINE TRONG BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
Giả thuyết dopaine về bệnh tâm thần phân liệt được xây dựng bởi Carlson – nhà khoa học nhận giải Nobel năm 2000 – dựa trên những bằng chứng gián tiếp về tác dụng dược lí trên cơ thể người và động vật thí nghiệm:
-
Amphetamine phóng thích dopamine trong não gây ra những biểu hiện về hành vi giống với triệu chứng trong giai đoạn tâm thần phân liệt nặng.
-
Ảo giác (một triệu chứng dương của tâm thần phân liệt) là tác dụng phụ của levodopa và các chất đồng vận dopamine được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson.
-
Ở động vật, sự phóng thích dopamine gây kiểu hành vi lặp đi lặp lại tương đồng với đặc điểm ở một số bệnh nhân tâm thần phân liệt.
-
Chất đồng vận tại receptor D2 của dopamine (bromocriptine) gây tác động tương tự ở động vật và những thuốc như amphetamine làm trầm trọng thêm triệu chứng của tâm thần phân liệt.
-
Các chất đối vận dopamine và những thuốc ức chế sự dự trữ dopamine có tác dụng tốt trong kiểm soát các triệu chứng dương của tâm thần phân liệt và ngăn ngừa những thay đổi hành vi gây ra bởi amphetamine.
Hiện nay người ta nhận thấy rằng các triệu chứng dương của tâm thần phân liệt là nguyên nhân của sự hoạt động quá mức hệ dopaminergic ở con đường viền giữa hoạt hóa receptor D2, trong khi đó các triệu chứng âm có nguyên nhân bắt nguồn từ sự suy giảm hoạt động của hệ dopaminergic tại con đường vỏ não giữa thông qua receptor D1. Những con đường khác của hệ dopaminergic vẫn thể hiện chức năng bình thường ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Nguồn: Rang and Dale’s Pharmacology 8th edition