1. Sulfathiazol
Tên khác: thiazomid Enterobiocine, sulzol.
Tên khoa học: 4-Amino-N-2-thiazolylbenzene sulfonamid.
Tính chất
Bột kết tinh trắng hay hơi vàng nhạt, không mùi, vị hơi đắng.
Nhiệt độ nóng chảy: 202 – 202,5oC.
pKa 7,2.
Tan trong aceton, acid vô cơ loãng, dung dịch KOH và NaOH, nước ammoniac và carbonat kiềm. Rất ít tan trong nước; hơi tan trong ethanol. Thực tế không tan trong cloroform, ether.
Chỉ định
Dùng trong điều trị từ năm 1940 và là một trong những sulfamid có tác dụng tốt nhất chống tụ cầu, lậu cầu, màng não cầu, phế cầu. Ít độc dễ hấp thu đạt nhanh nồng độ cao trong máu. Tỷ lệ acetyl hóa khoảng 30%.
Dạng dùng
Viên nén 0,5 g.
Dung dịch tiêm
Liều dùng
3-6 g/ ngày.
Các sulfamid nhóm pyrimidin. Hiện nay còn sử dụng vì ít bị acetyl hóa, ít độc, ít gây dị ứng, có phổ kháng khuẩn rộng dùng để trị liên cầu, phế cầu, màng não cầu, tụ cầu…
2. Sulfadiazin
Biệt dược: Adiazin, Pyrimal, Diazyl, sulfolex.
Tên Khoa học: 4-Amino-N-2-pyrimidinylbenzen sulfonamid
Tính chất
Bột kết tinh trắng hay trắng ngà trở thành sẫm dần ngoài ánh sáng, không mùi và gần như không vị, ít tan trong cồn và aceton, thực tế không tan trong ether và chloroform, tan trong các acid vô cơ loãng và trong các dung dịch hydroxyd kiềm, nước amoniac.
Nhiệt độ nóng chảy: 252 – 256 oC
Chỉ định
Điều trị các nhiễm khuẩn do tụ cầu, lậu cầu, màng não cầu, E.coli, phế cầu.
Liều dùng
5-10 g/ Ngày
Dung dịch muối natri tiêm tĩnh mạch cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, điều trị sốt rét. Liều tiêm tương tự liều uống.
Hiện nay chế phẩm bạc sulfadiazin được sử dụng nhiều dưới dạng thuốc mỡ để trị nhiễm trùng ngoài da.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: