Áp suất thẩm thấu π của một dung dịch keo loãng có thể tính theo phương trình sau:
π = (W RT)/ mVN = υRT/N
- W: khối lượng chất tan
- m: Khối lượng của 1 hạt
- N: hằng số Avogadro
- W/m: số lượng hạt keo
- W/mN: số mol hạt keo
- V: Thể tích hạt keo
- υ: nồng độ hạt
- υ/V: số mol hạt keo
Phương trình tương tự phương trình Vanhoff trong dung dịch thực:
p = (W RT)/ mVN = (C/M)RT
- W: khối lượng chất tan
- M: trọng lượng phân tử của chất tan
- W/M: số mol chất tan.
- V: thể tích dung dịch
- C: nồng độ mol chất tan.
Đặc điểm thứ nhất của áp suất thẩm thấu:
Khi khảo sát hệ keo người ta nhận thấy, áp suất thẩm thấu của hệ keo rất bé và không hằng định so với dung dịch thực.
Nguyên nhân hệ keo có áp suất thẩm thấu bé là vì:
Giả sử hai hệ keo có áp suất thẩm thấu π1 và π2 ở cùng nhiệt độ, ta có:
π1= υ1RT; π2 = υ2RT, chia vế cho vế ta có:
với cùng nồng độ khối lượng , nếu hệ keo có kích thước hạt nhỏ thì tạo ra nhiều hạt keo. Khi đó nồng độ mol hạt keo sẽ lớn nên áp suất thẩm thấu của hệ lớn.
Như thế áp suất thẩm thấu không phụ thuộc vào bản chất chất tan , chỉ phụ thuộc vào kích thước hạt hay độ phân tán.
Đối với dung dịch thật, pha phân tán chứa các phân tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước hạt keo do đó với cùng nồng độ khối lượng, dung dịch thật có áp suất lớn hơn hệ keo rất nhiều.
Đặc điểm thứ hai của áp suất thẩm thấu
Áp suất thẩm thấu của dung dịch keo không hằng định vì hệ keo không bền về mặt nhiệt động học, khi để lâu nồng độ hạt bị giảm do hiện tượng keo tụ ( là hiện tượng các hạt nhỏ nhập lại với nhau thành hạt lớn lắng xuống).
Vậy áp suất thẩm thấu của hệ keo giảm dần theo thời gian.
Theo phương pháp xác định áp suất thẩm thấu cho thấy hệ keo có áp suất thẩm thấu rất nhỏ so với dung dịch thật.
Điều rất quan trọng là khi xác định áp suất thẩm thấu của hệ keo ta cần tinh chế keo cho thật sạch; tức là loại bỏ ion các chất điện ly ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu của hệ keo.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: