TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA VỊ THUỐC THẢO QUẢ (
Amomum aromaticum)
-
Tác dụng chống ung thư:
-
Ngăn ngừa ung thư: Thảo quả có chứa các chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các gốc tự do (nguyên nhân gây bệnh ung thư). Cụ thể là theo nghiên cứu của tác giả S.Carnesecchi vào năm 2001, hợp chất Geraniol có trong Thảo quả làm giảm 50% hoạt động của ornithine decarboxylase (một loại enzym quan trọng của quá trình sinh tổng hợp polyamine) trong sự phát triển của tế bào ung thư [3].
-
Tác dụng trên thần kinh:
-
Hợp chất citronelol là monoterpene, có trong tinh dầu của Thảo quả có tác dụng bảo vệ thần kinh đối với co giật do pentylenetetrazol, picrotoxin và co giật do sốc điện ở chuột. Sử dụng citronellol làm giảm đáng kể số lượng động vật co giật do pentylenetetrazol gây ra và loại bỏ phản xạ co giật do sốc điện lên 80% số động vật thí nghiệm. Việc sử dụng citronelol còn cho thấy khả năng bảo vệ trong các xét nghiệm pentylenetetrazol và picrotoxin bằng cách làm giảm tần suất xuất hiện của các cơn co giật clonic [2].
-
Dịch chiết của Thảo quả có tác dụng trung hòa nồng độ axit béo tự do trong huyết tương, hoạt động của enzym gan, phản ứng của vòng động mạch chủ ngực và cấu trúc chức năng tim [3].
-
Tốt cho hệ tim mạch: Theo các nghiên cứu vào năm 2013 của John wiley và Sons ltd, hợp chất α-terpineol có trong Thảo quả có tác dụng làm giảm áp lực động mạch, giảm sức cản của mạch máu giúp cơ thể kiểm soát huyết áp, điều hòa nhịp tim [4].
-
Hợp chất 1,8-cineole có trong Thảo quả giúp cải thiện chức năng tim mạch, vì hợp chất này làm giảm áp lực động mạch chủ. Ngoài ra, 1,8-cineole còn có tác dụng làm giảm tăng huyết áp do dùng nicotin mãn tính và làm tăng nồng độ nitrat trong huyết tương [3].
-
Tác dụng trên chuyển hóa:
-
Kiểm soát Cholesterol: Các nguyên tố vi lượng có trong Thảo quả như kẽm có thể ngăn ngừa sự gia tăng của lipit trong cơ thể. Theo nghiên cứu tại Ấn Độ, trong Thảo quả có các enzyme chống oxy hóa có thể kiếm soát được lượng cholesterol trong máu, giúp loại bỏ đáng kể các cholesterol có hại và tăng cường các cholesterol có lợi cho cơ thể [3].
-
Tác dụng trên hệ tiêu hóa:
-
Ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa: Trong Thảo quả có chứa các chất methanolic có tác dụng kiểm soát nồng độ axit trong dạ dày, ngăn ngừa các triệu chứng co thắt dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi và một số nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày [3].
-
Vào năm 2012, tác giả Shukla đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng hoạt chất 1,8-cineol có tác dụng giảm đau đáng kể trên chuột [3].
-
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hải Đăng vào năm 2020, tinh dầu của Thảo quả ức chế sản xuất oxit nitric trong các tế bào RAW264.7 với giá trị IC50 là 0,45 ± 0,11 μg/ml và làm giảm sự biểu hiện của hai protein tiền viêm nitric oxide synthase và cyclooxygenase trong các tế bào bị ức chế [1].
-
Tác dụng chống viêm trong chứng phù nề cấp tính do carrageenan gây ra ở chuột bạch tạng đực [83].
-
Giảm lượng cafein trong cơ thể [3].
Chống trầm cảm: Tinh đầu Thảo quả có đặc tính ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Do đó, tinh dầu Thảo quả được sử dụng trong ngành chế biến hương liệu [3].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyen Hai Dang, Le Thi Van Anh, Nguyen Tien Dat (2020). Anti-Inflammatory Effects of Essential Oils of Amomum aromaticum Fruits in Lipopolysaccharide-Stimulated RAW264.7 Cells. Bioactive Food Components and their Chronic Diseases Prevention Effects, 22(4), 307-318.
2. DP Sousa, JCR Gonçalves, LQ Júnior (2006). Study of anticonvulsant effect of citronellol, a monoterpene alcohol, in rodents. Neuroscience Letters, 401(3), 231-235.
3. Tijjani, Dimari, Buba (2018). Phytochemical and antioxidant screening of amomum aromaticum, elettaria cardamomum, emblica officinalis, rosa damascene, santalum album and valeriana officinalis and their effect on stomach, liver and heart. Matrix Science Pharma, 2(2), 21-26.
4. CKB Sabino, ESF Filho, MB Mendes (2013). Cardiovascular effects induced by α‐terpineol in hypertensive rats. Flavour and Fragrance Journal, 28(5), 333-339.
GV: Đặng Hoàng Đức
Người duyệt: ThS Nguyễn Thị Thùy Trang