VIÊM GAN C (HEP C, HCV) LÀ GÌ?
So với một số virus viêm gan khác, virus viêm gan C (HCV: hepatitis C virus) được phát hiện khá muộn, vào năm 1989, hiện nay có khoảng 150 – 170 triệu người trên thế giới nhiễm virus viêm gan C mạn tính, hàng năm có khoảng 500.000 bệnh nhân tử vong do các bệnh liên quan đến viêm gan C. Cùng với virus viêm gan B và rượu, virus viêm gan C là một trong ba nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan.
Khi bị nhiễm HCV cấp tính, tỷ lệ chuyển thành mạn tính khá cao, khoảng 55-85% và nếu không được điều trị, kiểm soát thì sau khoảng 20 năm sẽ có 15-30% số bệnh nhân nhiễm HCV mạn tính sẽ phát triển thành xơ gan. Trên nền xơ gan do HCV, hàng năm có khoảng 2-4% sẽ phát triển thành ung thư gan. Ngoài ra nhiễm HCV có thể gây nên một số bệnh lý ngoài gan, các bệnh lý này chủ yếu là hậu quả của sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với HCV.
Trên khía cạnh vaccince phòng bệnh còn gặp nhiều khó khăn, do HCV có tính đa hình thái kiểu gen rất cao (HCV có 07 kiểu gene và mỗi một loại kiểu gene lại có khá nhiều phân nhóm dưới kiểu gene), bên cạnh đó HCV không có nhóm quyết định kháng nguyên chung giống như virus viêm gan B (HBV: hepatitis B virus), do vậy hiện nay Y học chưa thể tạo ra được một loại vaccine để tiêm phòng cho tất cả các chủng HCV trên toàn thế giới.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong việc tạo vaccine phòng bệnh và có tới 55-85% số bệnh nhân nhiễm HCV cấp tính sẽ chuyển thành nhiễm HCV mạn tính. Tuy vậy so với viêm gan B, chúng ta hoàn toàn có thể làm sạch được HCV ra khỏi cơ thể, và với sự tiến bộ gần đây trong việc tạo ra các thuốc mới trong điều trị viêm gan C, một số quốc gia đang phấn đấu đưa ra lộ trình tiến tới xóa bỏ được bệnh viêm gan C.
CẤU TRÚC CỦA VIRUS VIÊM GAN C
Virus viêm gan C (HCV: hepatitis C virus) thuộc nhóm Hepacivirus họ Flaviviridea (trong họ Flaviviridea còn hai nhóm khác là Flavivirus và Pestivirus) các virus thuộc họ Flavividea có một số đặc điểm cấu trúc cơ bản giống nhau, tuy nhiên các virus khác nhau có vị trí gây bệnh và đặc điểm bệnh lý khác nhau.
Phân tử RNA của HCV (HCV-RNA) có chiều dài khoảng 9600 nt hay 9,6 kb (nt là từ viết tắt của nucleotide và kb là từ viết tắt của kilobase) và mã hóa cho khoảng 3300 amino acid (aa) – tuy nhiên có thể có sự thay đổi đôi chút, sự thay đổi này tùy thuộc vào kiểu gen của HCV. Giới hạn của phân tử HCV-RNA là hai đầu tận 5’URT và 3’URT. Đầu tận 5’URT có chiều dài khoảng 341 nt và đầu tân 3’URT có chiều dài khoảng 225 nt, hai đầu tận 5’URT và 3’URT không tham gia trực tiếp làm nhiệm vụ mã hóa các phân tử amino acid, tuy nhiêu đầu tận 5’URT có vai trò quan trọng trong tiến trình khởi động dịch mã thông tin của HCV-RNA và 3’URT tham gia tạo hiệu ứng tín hiệu cho quá trình nhân lên của HCV-RNA.
Phân tử HCV-RNA chỉ bao gồm một khung chứa đựng thông tin di chuyền – giải mã và dịch mã thông tin di truyền liên tiếp nhau (ORF: open reading frame), HCV-RNA mã hóa cho khoảng 11 phân tử protein của HCV và được chia làm 02 phần chính, phần chứa đựng thông tin di truyền mã hóa cho các phân tử protein tạo cấu trúc HCV (structural proteins) bao gồm: C (core protein), E1 (protein E1) và E2 (protein E2), và phần chứa đựng thông tin di truyền mã hóa cho các phân tử protein không tạo cấu trúc (non-structural proteins) HCV bao gồm: NS2 (protein NS2), NS3 (protein NS3), NS4A (protein NS4A), NS4B (protein NS4B), NS5A (protein NS5A) và NS5B (protein NS5B). Protein P7 không tham gia tạo cấu trúc HCV – tuy hiện nay chức năng của protein P7 còn nhiều điểm chưa được biết đến, một số nghiên cứu cho thấy protein P7 có vai trò như một kênh calci.
SƠ LƯỢC CĂN BẢN VỀ QUÁ TRÌNH NHÂN LÊN CỦA
VIRUS VIÊM GAN C
Cho đến nay Y học đã có nhiều bước tiến, đạt được nhiều thành công trong nghiên cứu quá trình nhân lên của HCV trong cơ thể con người, tuy vậy vẫn còn nhiều vấn đề và cơ chế chúng ta chưa nhận biết và phân tích được. Để quá trình nhân lên được hoàn thành, HCV bắt buột phải có sự tương tác và hỗ trợ từ một số hoạt động bao gồm cả ở trên bề mặt và trong bào tương của tế bào gan, để hoàn thiện thiện được đủ cấu trúc thì HCV phải sử dụng một số sản phẩm bên trong tế bào gan, tuy có nhiều quá trình là nội bào tương nhưng hoàn toàn ở ngoài nhân tế bào và HCV-RNA không có sự tích hợp và tương tác với phân tử DNA của tế bào gan như virus viêm gan B.
Quá trình nhân lên của HCV gồm các bước sau:
(1).HCV tiếp cận, gắn lên bề mặt màng tế bào gan và tiếp đó là quá trình hòa màng. |
(4).Phân tử HCV-RNA di chuyển đến hệ thống lưới nội bào tương của tế bào gan – tại đây diễn ra quá trình dịch mã tổng hợp nên các phân tử protein của HCV. |
(2).Tiểu thể HCV với lớp vỏ nucleocapsid chui vào trong bào tương tế bào gan. |
(5).Tiếp đến là quá trình sao chép tổng hợp nên các phân tử HCV-RNA mới. |
(3).Phân tử HCV-RNA thoát ra khỏi lớp vỏ nucleocapsid. |
(6).Cuối cùng là giai đoạn đóng gói, tạo nên các tiểu thể HCV hoàn chỉnh và sau đó thoát ra khỏi tế bào gan. |
CÁC MỐC THỜI GIAN VÀ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN C
1991: Intron A (Alpha Interferon của công ty Shering ) được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa kỳ (FDA: Food and Drug Administration) thông qua điều trị viêm gan C trong thực hành lâm sàng.
1996: Roferon A (Alpha Interferon của công ty Roche) được FDA thông qua.
1997: Consnsus Interferon được FDA thông qua.
Tuy nhiên sự áp dụng đơn thuần các thuốc alpha-interferon đạt được hiệu quả điều trị (sau 06 tháng) tương đối thấp, tỷ lệ đáp ứng đối với HCV kiểu gen 1 chỉ khoảng 9-10% và đối với kiểu gen 2 và 3 chỉ khoảng 20-30%. Đồng thời alpha-interferon có khá nhiều tác dụng phụ, nhiều bệnh nhân đã phải bỏ không tham gia điều trị được hết liệu trình.
Bản chất của Interferon là protein có chức năng miễn dịch, thuộc nhóm Cytokines, đây chính là một trong các nhóm chất do bản thân cơ thể chúng ta sản sinh ra, các chất này tham gia vào quá trình điều hòa miễn dịch và đáp ứng miễn dịch nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh, trong đó có cả nhóm tác nhân do virus. Cơ thể chúng ta có thể tạo ra nhiều loại Interferon khác nhau (type I – type II and type III)– trong đó loại Interferon áp dụng trong điều trị viêm gan C chỉ là Alpha-Interferon thuộc type I và bản thân Alpha-Interferon có nhiều nhóm nhỏ khác nhau mà Alpha-Interferon-2a hay 2b chỉ là một trong số đó (có khoảng 13 gene mã hóa alpha-interferon).
1998: FDA thông qua việc kết hợp Ribavirin với Interferon trong điều trị viêm gan C.
Với phác đồ kết hợp hiệu quả điều trị đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ đáp ứng điều trị đối với HCV kiểu gen 1 đạt khoảng 30% và đối với kiểu gen 2, 3 đạt khoảng 60%.
Ribavirin là thuốc ức chế virus phổ rộng, ban đầu được kỳ vọng phát triển để điều trị bệnh nhân nhiễm virus HIV, tuy nhiên sau này các tác giả nhận thấy Ribavirin không có khả năng điều trị bệnh nhân HIV-Aids, mà ngược lại có tác dụng khá tốt đối với virus thuộc họ Flavivirus, trong đó có cả virus viêm gan C.
2001: Peg-Intron (pegylated interferon alpha-2b) của công ty Shering được FDA thông qua.
2002: Pegasys (pegylated interferon alpha-2a) của công ty Roche được FDA thông qua điều trị viêm gan C.
Với sự ra đời của Peg-Interferon (Peg-Intron và Pegasys) đã tạo nên một sự chuyển biến đáng kể trong hiệu quả điều trị viêm gan C. Trước đây với các loại Interferong truyền thống, người bệnh cần phải tiêm thuốc 03 lần/tuần, tuy có rất nhiều tác giả đã cố gắng đưa ra các liệu trình khác nhau – nhưng với các loại Interferon truyền thống rất khó tạo được nồng độ Interferong hằng định trong cơ thể người bệnh trong quá trình điều trị.
Với sự ra đời của Peg-Interferon, người bệnh chỉ cần phải tiêm 01 lần/tuần – đồng thời đạt được hiệu quả nồng độ hằng định Interferon trong cơ thể người bệnh trong quá trình điều trị.
Việc kết hợp Peg-Interferon với Ribavirin đã làm thay đổi hiệu quả điều trị viêm gan C một cách có ý nghĩa, tỷ lệ đáp ứng điều trị bền vững đối với HCV kiểu gen 1 đã tăng lên 40-45% và tỷ lệ đáp ứng điều trị đối với HCV kiểu gen 2 và 3 tăng lên khoảng 75-85%, đối với kiểu gen 4, 5 và 6 khoảng 50-75%.
2007: Đây là năm đánh dấu khởi đầu của sự ra đời của các thế hệ thuốc uống mới, đầu tiên là VX-950 (Telaprevir), thuốc viên dạng uống áp dụng cho điều trị HCV kiểu gen 1.
2010: Telaprevir và Boceprevir kết thúc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III và chính thức đề nghị FDA thông qua cho phép áp dụng điều trị rộng rãi trong lâm sàng viêm gan C.
2011: Telaprevir và Boceprevir chính thức được FDA cấp phép.
2013: Simeprevir và Sofosbuvir được cấp phép.
2014: Ledipasvir được cấp phép.
2015: Daclatasvir được cấp phép, đây cũng là năm đánh dấu bước ngoặt sự phát triển các thuốc, các phác đồ đặc hiệu điều trị cho từng kiểu gen của HCV.
2016: Elbasvir và Grazoprevir được cấp phép.
Hiện nay song hành với sự phát triển nghiên cứu và hiểu biết ngày càng chi tiết hơn, đồng bộ hơn về cấu trúc, chức năng và quá trình sinh bệnh của virus viêm gan C, ngày càng có nhiều thuốc uống thế hệ mới được nghiên cứu thành công và được phép áp dụng trong điều trị lâm sàng. Điều này đã cho phép giảm phụ thuộc hoặc không còn phải phụ thuộc vào các thuốc Interferong trong điều trị, tạo điều kiện thuận lợi - dễ áp dụng - giảm thiểu được tác dụng phụ - dễ được được người bệnh chấp nhận và đạt hiệu quả điều trị cao.
Trong năm 2016 và trong tương lai còn nhiều thuốc mới sẽ được phép áp dụng trong lâm sàng – đây là tín hiệu hết sức khả quan cho bệnh nhân và nhiều nước hy vọng sẽ làm sạch được bệnh lý do virus viêm gan C gây ra.
VIÊM GAN C PHỔ BIẾN NHƯ THẾ NÀO?
Khoảng 2,7-3,9 triệu người ở Mỹ hiện đang sống với nhiễm viêm gan C mãn tính. 75% -85% số người bị nhiễm viêm gan C bị nhiễm viêm gan mạn tính C. Loại virus này phổ biến nhất ở những người bùng nổ trẻ em, đại diện cho 75% người trưởng thành bị nhiễm bệnh. Tỷ lệ viêm gan C là cao nhất trong những năm 1970 và 1980, thời điểm nhiều người bùng nổ trẻ em có khả năng bị nhiễm bệnh. Nhiều người bị viêm gan C không biết họ mắc bệnh này vì vi-rút có thể không tạo ra các triệu chứng cho đến hàng thập kỷ sau khi bị nhiễm bệnh.
Viêm gan C có lây không?
Có, viêm gan C là truyền nhiễm. Cách viêm gan C phổ biến nhất là lây truyền qua sử dụng thuốc tiêm. Dùng chung kim tiêm với người bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh viêm gan C. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể nhiễm virut thông qua chấn thương do kim đâm. Trước năm 1992, nguồn cung cấp máu của Hoa Kỳ không được sàng lọc như ngày nay, vì vậy một số người mắc bệnh viêm gan C do truyền máu. Hiếm khi, những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm viêm gan C mắc phải virus này. Viêm gan C cũng có thể lây lan qua quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh hoặc dùng chung vật dụng cá nhân (dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng) với người nhiễm virut, nhưng những trường hợp này rất hiếm.
TRIỆU CHỨNG VIÊM GAN C (HEP C)
Khoảng 70% đến 80% những người bị virus viêm gan C không có bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Ở những người này, các triệu chứng có thể phát triển nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ sau đó, khi tổn thương gan xảy ra. Những người khác phát triển các triệu chứng từ 2 tuần đến 6 tháng sau khi bị nhiễm trùng. Thời gian trung bình để phát triển các triệu chứng là 6 đến 7 tuần sau khi nhiễm virut. Một người bị nhiễm viêm gan C, nhưng không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào vẫn có thể truyền virut cho người khác. Các triệu chứng viêm gan C có thể bao gồm:
NHIỄM VIÊM GAN C CẤP TÍNH VÀ MÃN TÍNH
Nhiễm viêm gan C cấp tính đề cập đến các triệu chứng xuất hiện trong vòng 6 tháng sau khi nhiễm virut. Khoảng 20% đến 30% những người mắc bệnh viêm gan C gặp phải bệnh cấp tính. Sau đó, cơ thể sẽ loại bỏ virus hoặc tiếp tục phát triển thành nhiễm trùng mãn tính.
Nhiễm viêm gan C mãn tính đề cập đến nhiễm trùng kéo dài. Phần lớn những người bị nhiễm viêm gan C cấp tính (75% đến 85%) tiếp tục phát triển dạng mãn tính của bệnh.
VIÊM GAN C ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO?
Nhiễm viêm gan C được chẩn đoán bằng một số xét nghiệm máu. Xét nghiệm kháng thể viêm gan C kiểm tra các kháng thể (hạt miễn dịch) chống lại virus. Kết quả "không phản ứng" có nghĩa là các kháng thể chống lại virus không được phát hiện. Kết quả "phản ứng" có nghĩa là có kháng thể với virut, nhưng xét nghiệm không thể chỉ ra liệu nhiễm trùng là hiện tại hay từ quá khứ. Một xét nghiệm máu khác để đánh giá sự hiện diện của vật liệu di truyền viêm gan C (xét nghiệm HCV RNA) có sẵn. Kết quả xét nghiệm này có thể giúp các bác sĩ xác định liệu nhiễm trùng viêm gan C có hiện tại hay không. Các xét nghiệm máu bổ sung có thể được sử dụng để xác định lượng virus trong cơ thể, được gọi là hiệu giá.
Khi ai đó đã xác nhận nhiễm viêm gan C, bác sĩ sẽ yêu cầu thêm các xét nghiệm để đánh giá mức độ tổn thương gan. Sinh thiết gan có thể được thực hiện. Có một số chủng virus viêm gan C khác nhau đáp ứng với các phương pháp điều trị khác nhau. Vì lý do này, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm để xác định kiểu gen của nhiễm trùng viêm gan C để giúp xác định quá trình điều trị.
AI NÊN ĐƯỢC XÉT NGHIỆM VIÊM GAN C?
BIẾN CHỨNG VIÊM GAN C TIỀM NĂNG
Nhiễm viêm gan C mãn tính là một bệnh kéo dài với các biến chứng nghiêm trọng. Khoảng 75% đến 85% những người bị nhiễm viêm gan C cấp tính tiếp tục phát triển thành viêm gan mạn tính C. Trong số những người thuộc nhóm bệnh mãn tính, hơn hai phần ba sẽ bị bệnh gan. Lên đến 20% sẽ phát triển xơ gan, hoặc sẹo gan, trong vòng 20 đến 30 năm. Xơ gan ảnh hưởng đến chức năng gan và làm tăng men gan. Có tới 5% những người bị nhiễm viêm gan C mãn tính sẽ chết vì ung thư gan hoặc xơ gan. Nhiễm viêm gan C mãn tính là lý do phổ biến nhất cho ghép gan ở Hoa Kỳ
ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN C (HEP C)
Điều trị viêm gan C có sẵn. Quá trình điều trị phụ thuộc vào việc nhiễm trùng là cấp tính hay mãn tính, chủng (kiểu gen) của virus, số lượng virus trong cơ thể (tải lượng virus), mức độ tổn thương gan, đáp ứng với điều trị trước đó và sức khỏe của bệnh nhân. Điều trị viêm gan C mang tính cá nhân hóa cao, vì vậy điều quan trọng là phải được chăm sóc bởi bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực này. Mục tiêu của điều trị là đạt được đáp ứng virus kéo dài (SVR), có nghĩa là không có virus phát hiện trong máu 6 tháng sau khi điều trị. Mặc dù nó không phải là một cách chữa trị, đạt được SVR là điều tốt nhất tiếp theo. Nhiều người bị viêm gan C có thể đạt được SVR khi điều trị.
THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN C
PPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh với thành phần thảo dược là Cao cà gai leo và Cao mật nhân có công dụng:
Các bệnh nhân nên thăm khám để có sự tư vấn sử dụng thuốc một cách tốt nhất.
CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG DIỆN CẦN SÀNG LỌC NHIỄM HCV
(1). Nhân viên y tế và những người làm công tác quản lý xã hội có tiếp xúc với rác thải y tế và các đối tượng có nhiễm HCV.
(2). Người nghiện hút có sử dụng tiêm chích, kể cả sử dụng ma túy dạng hít qua đường mũi.
(3). Bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
(4). Bệnh nhân có tiền sử truyền máu và có sử dụng các chế phẩm từ máu, đặc biệt ở những người bệnh sử dụng từ thời kỳ khi xét nghiệm sàng lọc HCV với truyền máu chưa có điều kiện triển khai.
(5). Bệnh nhân ghép tạng.
(6). Trẻ em sinh ra có mẹ nhiễm HCV.
(7). Người nhiễm HIV.
(8). Người có rối loạn chức năng gan và không tìm ra nguyên nhân.
(9). Người có quan hệ tình dục không an toàn, tình dục đồng giới.
(10). Người có thói quen xăm trổ hay sử dụng chung các dụng cụ có dính máu và dịch cơ thể.
VIÊM GAN C VÀ GHÉP GAN
Một số người bị viêm gan C tiến triển và tổn thương gan nghiêm trọng trải qua ghép gan, nhưng điều đó không xóa được nhiễm trùng. Bệnh nhân bị nhiễm trùng hoạt động tại thời điểm cấy ghép sẽ phát triển viêm gan C ở gan mới. Đôi khi nhiễm trùng tái phát ngay cả khi bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc kháng vi-rút. Những người đã đạt được đáp ứng virus kéo dài (SVR) - có nghĩa là không có virus có thể phát hiện trong máu 6 tháng sau khi điều trị - có nguy cơ bị nhiễm viêm gan C rất thấp ở gan mới.
VIÊM GAN C CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
Khoảng 15% đến 25% những người bị nhiễm viêm gan C tự mình loại bỏ vi-rút. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng xác định lý do tại sao viêm gan C biến mất ở một số bệnh nhân, trong khi những người khác tiếp tục phát triển các triệu chứng. Không có cách chữa trị nhiễm trùng viêm gan C hoạt động hoặc mãn tính, nhưng đáp ứng virus kéo dài (SVR) là điều tốt nhất tiếp theo. Nhiễm viêm gan C hiếm khi tái phát ở những người đã đạt được SVR.
VẮC XIN VIÊM GAN C
Hiện tại không có vắc-xin viêm gan C. Nghiên cứu đang tiếp tục phát triển vắc-xin chống lại vi-rút. Có vắc-xin viêm gan A và viêm gan B.
CÁCH PHÒNG CHỐNG NHIỄM TRÙNG VIÊM GAN C
Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng máu. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, tránh dùng chung vật dụng cá nhân (bàn chải đánh răng và dao cạo râu) với người khác. Không sử dụng thuốc tiêm. Nếu bạn sử dụng thuốc tiêm, không bao giờ dùng chung kim tiêm và thiết bị với người khác. Bắt hình xăm và xỏ lỗ trên cơ thể có thể khiến bạn gặp nguy hiểm. Sử dụng bao cao su khi quan hệ. Nhân viên y tế nên có biện pháp phòng ngừa để tránh kim đâm và vứt bỏ kim tiêm và các vật liệu khác tiếp xúc với máu. Nói chuyện với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ của bạn và tuân theo các tiêu chuẩn sàng lọc đối với bệnh viêm gan C.
CÁCH PHÒNG NGỪA VIÊM GAN C
Mặc dù tới nay vẫn chưa có vacxin chích ngừa viêm gan C nhưng mọi người hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan C bằng cách:
– Tránh dùng chung các dụng cụ liên quan tới máu với người khác như bơm kim tiêm, dụng cụ truyền máu, truyền dịch, xăm hình, xăm môi, xăm mắt…
– Tránh việc thu gom và xử lý các loại chất thải sắc nhọn không đảm bảo an toàn
– Tránh quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn với người mắc viêm gan C
– Tránh dùng chung các đồ dùng cá nhân có thể gây trầy xước như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bấm móng…
– Các dụng cụ xăm trổ hoặc xâu khuyên phải được tiệt trùng kĩ càng trước khi sử dụng.
Không dùng chung kim tiêm, quan hệ tình dục an toàn phòng tránh viêm gan C
Nếu bạn bị viêm gan C, cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa phổ biến này để ngăn ngừa lây lan hoặc truyền viêm gan C cho người khác:
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: