Chất lượng cuộc sống là một khái niệm đa chiều, được sử dụng để mô tả nhận thức, sự hài lòng và đánh giá của từng cá nhân về cuộc sống của họ, trong các lĩnh vực khác nhau, như sức khỏe thể chất và chức năng, sức khỏe tinh thần và cảm xúc, vai trò xã hội và các mối quan hệ [2]
Hiện nay, các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống được sử dụng ngày càng nhiều trong các nghiên cứu về y học. Mục tiêu của các nghiên cứu này là phản ánh CLCS của bệnh nhân, thể hiện được hiệu quả điều trị công tác chăm sóc sức khỏe mang lại, là một phần cơ sở để định hướng trong việc cung cấp dịch vụ và công tác chăm sóc bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu thực sự của bệnh nhân, gia đình và người chăm sóc [6].
Trên thế giới hiện nay có khá nhiều bộ câu hỏi mới đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân VKDT đã được chuẩn hóa và thẩm định trong các nghiên cứu. Thường gồm 2 loại: bộ câu hỏi chung và bộ câu hỏi cụ thể.
|
Bộ câu hỏi chung |
Bộ câu hỏi cụ thể |
Ưu điểm |
Cho phép so sánh chất lượng cuộc sống của các nhóm bệnh nhân khác nhau. |
Nhạy cảm hơn với những thay đổi trong quá trình điều trị. |
Nhược điểm |
Không nhạy cảm với những thay đổi do điều trị gây ra ở một nhóm bệnh nhân nhất định. |
Phạm vi sử dụng hẹp hơn chủ yếu dùng trong một nhóm bệnh nhân cụ thể |
Một số bộ câu hỏi đã được nghiên cứu |
EuroQoL, WHOQOL-100, SF – 36 |
HAQ: Câu hỏi đánh giá sức khỏe thể chất. |
HAQ: Câu hỏi đánh giá sức khỏe, được soạn thảo bởi Fries và cộng sự. Được chia thành 8 phần về các lĩnh vực hoạt động hàng ngày khác nhau như mặc quần áo và giặt giũ, thức dậy buổi sáng, ăn uống, đi lại, vệ sinh cá nhân, nâng, nắm và các hoạt động xã hội [5].
WHOQoL-100: là 100 câu hỏi do WHO soạn thảo để đánh giá CLCS, gồm 6 phần khác nhau: Sức khỏe thể chất, tâm lý, mức độ độc lập, các mối quan hệ xã hội, môi trường và niềm tin, tôn giáo, vấn đề tâm linh [19]
EuroQoL: Là bộ câu hỏi đánh giá CLCS của Châu Âu. Các câu hỏi đánh giá được chia thành 5 phần: khả năng vận động,khả năng tự chăm sóc bản thân, tự thực hiện hoạt động sinh hoạt thông thường hàng ngày, mức độ đau và rối loạn tinh thần [8].
SF – 36: 36 câu hỏi tự đánh giá, được chia thành hai phần: sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Sức khỏe thể chất (SKTC) gồm 4 phần: hoạt động thể chất, hạn chế do sức khỏe thể chất, sự đau đớn, sức khỏe chung. Sức khỏe tinh thần (SKTT) cũng gồm 4 phần: hạn chế do các vấn đề tinh thần, năng lượng/ mệt mỏi, trạng thái tâm lý và hoạt động xã hội [10], [23].
Trong các bộ câu hỏi cụ thể đánh giá CLCS trên bệnh nhân VKDT, các bộ câu hỏi có phạm vi sử dụng hẹp, bộ câu hỏi HAQ chủ yếu đánh giá về vấn đề sức khỏe thể chất, chưa làm rõ về phần sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, trên thế giới có nhiều nghiên cứu đã kiểm tra lại các bộ câu hỏi chung trên bệnh nhân VKDT. Nghiên cứu của Louise Linde và cộng sự đã đánh giá lại hiệu quả, độ tin cậy và khả năng đáp ứng của SF – 36, EQ-15D và -5D (Euro QoL), RAQoL và HAQ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Kết quả thu được tất cả các công cụ đều hợp lệ để đánh giá CLCS trên bệnh nhân VKDT. Trong đó SF – 36 và thang đánh giá mức độ đau VAS là độ nhạy tốt nhất với mức độ đau của bệnh nhân [12]. Tùy thuộc mục tiêu của các nghiên cứu và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu để lựa chọn bộ câu hỏi nghiên cứu cho phù hợp.
Trên thế giới, cho đến nay, bộ câu hỏi Short form 36 (SF – 36) được phát triển bởi viện nghiên cứu y khoa (Medical Outcomes Study - MOS) thuộc tập đoàn RAND [23]đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng trong đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm khớp dạng thấp [10], [15], [20], [24]. Tại Việt Nam, 2017 Phạm Hoài Thu và cộng sự đã sử dụng bộ câu hỏi SF – 36 để chuẩn hóa trên bệnh nhân VKDT tại Việt Nam [1]. Do đó, trong nghiên cứu cho bệnh nhân VKDT tại Bệnh viện Đà nẵng, nhóm nghiên cứu đã chọn bộ câu hỏi SF-36 đã được sử dụng và chuẩn hoá cho bệnh nhân VKDT tại Việt Nam của tác giá Phạm Hoài Thu và cộng sự để làm căn cứ đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân VKDT.
Các yếu tố nhân khẩu học xã hội có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá chất lượng cuộc sống là [3]: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú, trình độ học vấn…
Chất lượng cuộc sống của người bệnh phụ thuộc rất nhiều đến độ tuổi, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng bệnh nhân tuổi càng cao, có SKTT tốt hơn nhưng có SKTC kèm hơn. Ở phụ nữ cũng đo được rằng có SKTC tốt hơn so với nam giới nhưng lại có SKTT kém hơn. Các yếu tố về trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân cũng có tác động trực tiếp đến CLCS của bệnh nhân, những bệnh nhân VKDT bị biến dạng khớp rất khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, sự giúp đỡ của người thân hay ở cùng với gia đình là một trong những yếu tố quan ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh.
Một nghiên cứu tổng hợp về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đã chỉ ra khi tuổi càng tăng thì sức khỏe thể chất càng giảm và sức khỏe về mặt tinh thần lại tăng lên. Ở nữ giới sức khỏe thể chất tốt hơn so với sứ khỏe tinh thần. Thời gian bệnh dài thì sức khỏe tinh thần càng được cải thiện [15]. Wyniki đã cho thấy một mối tương quan đáng kể giữa điểm SF – 36 với giới tính, bệnh nhân nam có điểm SF – 36 cao hơn bệnh nhân nữ [11].
Meenan và cộng sự nghiên cứu cho thấy rằng không có mối tương quan giữa mức độ giáo dục và khuyết tật [16]. Nhưng kết quả này khác so với kết quả nghiên cứu của Pincio và cộng sự [18], người cho rằng ở những bệnh nhân có trình độ học vấn thấp, quá trình viêm khớp dạng thấp càng nghiêm trọng hơn.
Các yếu tố thuộc về quá trình điều trị như: Thuốc sử dụng, phác đồ điều trị, thời gian điều trị…Ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân VKDT [3]. Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, cho thấy được mối liên hệ về các biến số lâm sàng, chất lượng cuộc sống khi sử dụng các thuốc DMARD cổ điển [22], và DMARD sinh học [14], có sự cải thiện về SKTC khi điều trị bằng Infliximab.
Yesim Garip và cộng sự đã chỉ ra mức độ đau, mức độ hoạt động của bệnh, tình trạng chức năng và tiến triển X - quang liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm khớp dạng. Trong đó thang đo mức độ đau ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, sau đó là mức độ hoạt động của bệnh và tình trạng chức năng [7].
Phác đồ điều trị cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nghiên cứu của P.E. Lipky và cộng sự trên 428 bệnh nhân VKDT cho thấy sự kết hợp giữa Infliximab và methotrexat được dung nạp tốt và dẫn đến giảm các triệu chứng và dấu hiệu viêm khớp dạng thấp lớn hơn đáng kể so với giảm chỉ với liệu pháp methotrexate (đáp ứng lâm sàng, 51,8% so với 17,0%; P <0,001) . Chất lượng cuộc sống cũng tốt hơn đáng kể với Infliximab cộng với methotrexat so với chỉ dùng methotrexat [13]. Một nghiên cứu khác thực hiện 2017 tại Bungari, so sánh về chất lượng cuộc sống của 1 nhóm bệnh nhân sử dụng DMARD cổ điển và 1 nhóm bệnh sử dụng DMARD sinh học cho thấy kết quả thu được sau 6 tháng điều trị nhóm bệnh nhân sử dụng DMARD sinh học có sự cải thiện đáng kể HAQ-DI và CLCS. Có kết quả tương tự với SKTC và SKTT của SF – 36 [4].
Ngoài những yếu tố trên, can thiệp bằng phẫu thuật và tập vật lý trị liệu cũng có nhiều nghiên cứu chứng minh được tác dụng cải thiện CLCS cho bệnh nhân VKDT [21], [17].
Sử dụng thuốc trong điều trị VKDT thường gặp nhiều vấn đề trong tuân thủ điều trị, các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị, chế độ sinh hoạt và luyện tập thể dục. Do đó sự tư vấn của các cán bộ y tế phải theo dõi, hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc hợp lý giúp bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Một nghiên cứu của Hromadkova năm 2015 đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa tuân thủ điều trị và chất lượng cuộc sống và kết luận là các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân thấp khớp nên tập trung nỗ lực vào việc tăng cường tuân thủ thuốc ở những bệnh nhân có CLCS cao hơn để đạt hiệu quả tốt hơn [9].
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Hoài Thu, Đỗ Thị Thúy, et al. (2017), "Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi sf - 36 trong đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm khớp dạng thấp", Tạp chí nghiên cứu y học, 106(1), pp. 146-154.
2. Alexander E Goldberg L, Das A et al. (2018), " Oral lefamulin is safe and effective in the treatment of adults with community-acquired bacterial pneumonia (CABP): results of Lefamulin Evaluation Against Pneumonia (LEAP 2) study. In: IDWeek, San Francisco", CA, USA, pp.
3. Bączyk G. (2008), "Przegląd badań nad jakością życia chorych na reumatoidalne zapalenie stawów", 46(6), pp. 372–379.
4. Boyadzhieva V.V., Stoilov N.R., et al., AB0283 One-year follow-up of quality of life in rheumatoid arthritis patients from bulgarian population treated with csdmards and bdmards. 2017, BMJ Publishing Group Ltd. p. 1147-1148.
5. Bruce Bonnie, Fries JF. (2005), "The health assessment questionnaire (HAQ)", Clinical and experimental rheumatology, 23(5), pp. S14.
6. Carr A. J., Higginson I. J., et al. (2005), "Quality of life", Eur J Public Health, 15, pp. 668.
7. Garip Y., Eser F., et al. (2011), "Health-related quality of life in rheumatoid arthritis: comparison of RAQoL with other scales in terms of disease activity, severity of pain, and functional status", Rheumatology international, 31(6), pp. 769-772.
8. Group The EuroQol (1990), "EuroQol-a new facility for the measurement of health-related quality of life", Health policy, 16(3), pp. 199-208.
9. Hromadkova Lucie, Soukup Tomas, et al. (2015), "Quality of life and drug compliance: their interrelationship in rheumatic patients", Journal of evaluation in clinical practice, 21(5), pp. 919-924.
10. Jankowska-Polanska B., Polanski J. (2014), " Methods of evaluation of the quality of life in rheumatic diseases", 52(1), pp. 69-76.
11. Kapała Aleksandra, Tyszko Piotr, et al. (2010), "Jakość życia zależna od zdrowia u pacjentów z reumatoidalnym zapaleniem stawów", Rheumatology, 48(2), pp. 104-111.
12. Linde Louise, Sørensen Jan, et al. (2008), "Health-related quality of life: validity, reliability, and responsiveness of SF-36, EQ-15D, EQ-5D, RAQoL, and HAQ in patients with rheumatoid arthritis", The Journal of rheumatology, 35(8), pp. 1528-1537.
13. Lipsky P. E., van der Heijde D. M., et al. (2000), "Infliximab and methotrexate in the treatment of rheumatoid arthritis. Anti-Tumor Necrosis Factor Trial in Rheumatoid Arthritis with Concomitant Therapy Study Group.", New England Journal of Medicine, 343(22), pp. 1594-1602.
14. Marshall N. J., Wilson G., et al. (2004), "Patients perception of treatment with anti-TNF therapy for rheumatoid arthritis: a qualitative study. ", Rheumatology, 43(8), pp. 1034-1038.
15. Matcham F., Scott I. C., et al. (2014), "The impact of rheumatoid arthritis on quality-of-life assessed using the SF-36: A systematic review and meta-analysis", Seminars in Arthritis and Rheumatism, 44(2), pp. 123–130.
16. Meenan Robert F, Mason John H, et al. (1992), "AIMS2. The content and properties of a revised and expanded Arthritis Impact Measurement Scales Health Status Questionnaire", Arthritis & Rheumatism: Official Journal of the American College of Rheumatology, 35(1), pp. 1-10.
17. Pawlenko TM, Tempska-Cyrankiewicz K, et al. (1990), "Efektywność kompleksowej rehabilitacji medycznej chorych na reumatoidalne zapalenie stawów z uszkodzeniem obręczy barkowej i ich aktywność fizyczna i społeczna", Reumatologia, 28, pp. 45-51.
18. Pincus Theodore, Callahan Leigh F (1994), "Associations of low formal education level and poor health status: behavioral, in addition to demographic and medical, explanations?", Journal of clinical epidemiology, 47(4), pp. 355-361.
19. Power .M., Bullinger M., et al. (1999), "The World Health Organization WHOQOL-100: Tests of the universality of quality of life in 15 different cultural groups worldwide", Health psychology, 18(5), pp. 495.
20. Rania M. Gamal, Safaa A. Mahran , et al. (2016), "Quality of life assessment in Egyptian rheumatoid arthritis patients: Relation to clinical features and disease activity", The Egyptian Rheumatologis, pp. 65-70.
21. Roy CW, Hunter J (1996), "What happens to patients awaiting arthritis surgery?", Disability and rehabilitation, 18(2), pp. 101-105.
22. Tugwell P., Bombardier C., et al. (1990), " Methotrexate in rheumatoid arthritis. Impact on quality of life assessed by traditional standard-item and individualized patient preference health status questionnaires. ", Archives of Internal Medicine, 150(1), pp. 59-62.
23. Ware J. E., Kosinski M., et al. (2001), "SF-36 Physical and Mental Health Summary Scales: A User’s Manual. Boston", A user's manual, pp. 1994.
24. Wysocka-skurska1 Izabela sierakowska2 Matylda, et al. (2016), "Evaluation of quality of life in chronic, progressing rheumatic diseases based on the example of osteoarthritis and rheumatoid arthritis", pp. 1741-1749.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: