Dạo gần đây với thông tin về một loại bệnh mà được đồn đại là "vi khuẩn ăn thịt người" khiến dư luận hoang mang!
Hôm nay dựa vào nhiều tài liệu tham khảo, tôi xin được cung cấp một số điểm lưu ý Whitmore
Bệnh Whitmore hay còn được gọi là melioidosis - thực chất là do vi khuẩn burkholderia pseudomallei gây ra- đã từng xuất hiện ở Việt Nam trước đây .(vào năm 1925 đã phát hiện ca bệnh đầu tiên ở Việt Nam).
Câu trả lời là KHÔNG. Thực chất đây chỉ là câu nói hàm chỉ tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn burkholderia pseudomallei có thể gây bệnh thông qua vết thương hở, từ đó gây nhiễm khuẩn hoại tử, có thể dẫn tới nhiễm trùng máu gây nguy hiểm. Hiện nay các tình trạng nhiễm khuẩn vi khuẩn này thường từ vết thương hở khiến người dân hiểu nhầm nó "đang ăn thịt" .
Câu trả lời là KHÔNG. Các đường lây truyền của vi khuẩn burkholderia pseudomallei chủ yếu là qua các vết thương hở, hoặc vết nứt trên da khi tiếp xúc đất đai, bùn bẩn có chứa vi khuẩn. Khả năng hít bụi đất bẩn có mang vi khuẩn cũng chưa được chứng nhận. Vì vậy có thể yên tâm rằng bệnh sẽ không tiến triển thành dịch lan rộng được. Chủ yếu luôn vệ sinh bản thân, tránh tiếp xúc bùn đất bẩn khi đang bị các vết thương hở
Xin trả lời rằng bệnh có khả năng tử vong cao nếu không được phát hiện sớm. Gây nhiễm khuẩn máu, phổi, áp xe, biểu hiện có thể gặp sốt cao, nhức đầu, chán ăn và đau nhức cơ bắp. Nhiễm trùng phổi có thể gặp sốt, đau ngực, ho ít đờm hoặc ho khan... Vì bệnh sử lâm sàng khá là khó để phân biệt với các nhiễm khuẩn hay gặp khác như viêm phổi do S. pneumoniae . Hoặc nếu có tổn thương, áp xe ngoài da thì cũng khó phân biệt với một số vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm khác như dòng tụ cầu. Chính bởi vì vậy, cái khó của bệnh nhiễm khuẩn do burkholderia pseudomallei là giai đoạn xác định đích vi khuẩn gây bệnh để có thể đưa ra phác đồ điều trị.
Rất may là bệnh Whitmore do vi khuẩn B.pseudomallei có thể điều trị được khi phát hiện sớm và đúng.
Hình thức điều trị phổ biến nhất bắt đầu bằng liệu pháp kháng khuẩn tiêm tĩnh mạch trong 10 - 14 ngày, sau đó là trực tiếp 3-6 tháng điều trị kháng sinh đường uống. Hai trong số các loại thuốc chống VK tiêm tĩnh mạch phổ biến nhất được sử dụng là ceftazidime dùng mỗi 6-8 giờ hoặc meropenem dùng mỗi 8 giờ. Trimethoprim-sulfamethoxazole hoặc doxycycline đều có thể được sử dụng cho liệu pháp kháng khuẩn đường uống. Phương pháp điều trị thay thế được xem xét trong trường hợp dị ứng với penicillin. Điều trị B. pseudomallei thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, cũng như sức khỏe miễn dịch của bệnh nhân. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận thường dễ bị nhiễm trùng hơn và do đó cần một quá trình điều trị khác nhau. Về mặt nhiễm trùng đường hô hấp, nếu áp xe phát triển trên phổi sau 6 tháng nuôi cấy dương tính trên phổi, phẫu thuật cắt thùy được thực hiện để loại bỏ áp xe.
Nguồn tham khảo:
https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N18312/TS.-Trinh-Thanh-Trung:--Whitmore---benh-cu-bi-bo-quen.htm
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: