Xát hạt khô trong sản xuất viên nén
XÁT HẠT KHÔ TRONG BÀO CHẾ VIÊN NÉN
-
Viên nén là một dạng bào chế phổ biến trong dược phẩm, được sử dụng nhiều và rất thông dụng. Cách bào chế viên nén rất đơn giản, chỉ cần nén các hạt tiểu phân chất rắn lại với nhau và ta sẽ có viên nén.
-
Trong bào chế viên nén chia ra hai kiểu cơ bản: tạo hạt và không tạo hạt.
-
Trong đó tạo hạt được dùng nhiều hơn, tuy có nhiều công đoạn hơn, khó kiểm soát hơn nhưng kết quả đem lại thường ổn định hơn và đồng đều hơn.
-
Tại sao phải tạo hạt:
-
Tạo hạt để hạt có thể chảy tốt, phân phối vào cối dập đều hơn, khối lượng viên đồng thời là hàm lượng viên sẽ đồng đều hơn.
-
Tạo hạt để cố định các tỷ lệ công thức viên nén vào trong các hạt và khiến khó phân tách các công thức này hơn.
-
Tạo hạt để dễ hình thành các cầu nối rắn trong quá trình dập. Dù trong xát hạt khô thì ngược lại.
-
Tạo hạt để ít tạo bụi hơn.
-
Xát hạt khô:
-
Ưu điểm:
-
Ít công đoạn và thời gian, máy móc hơn xát hạt ướt.
-
Dược chất sẽ không bị tác động bởi ẩm và nhiệt.
-
Nhược điểm:
-
Khả năng tạo hạt không đều.
-
Viên có sự phân phối khối lượng và hàm lượng không đều bằng xát hạt ướt.
-
Các phương pháp xát hạt khô:
Có hai phương pháp: nén-đập vỡ và phương pháp ép-xát quá rây.
-
Nén-đập vỡ là phương pháp xưa nay dùng, đơn giản. Ta nén các bột trong công thức trong một máy dập và tạo ra các viên nén to. Sau đó ta đập nhỏ các viên nén này và chọn các hạt có kích thước phù hợp.
Nhược điểm rõ ràng của phương pháp này đó là hiệu suất tạo hạt không cao và không đều, ngoài ra do bị dập một lực mạnh, các hạt sau khi tạo ra cũng khó hình thành viên trong giai đoạn dập cuối cùng.
-
Ép-xát qua rây: là phương pháp mới được phát mình. Rất đơn giản, bột được ép qua hai trục tròn quay ngược chiều nhau và tạo ra các tấm bột. Các tấm bột này được xát qua rây có kích thước mong muốn, ta có các hạt compact.\
Ưu điểm của phương pháp này là tạo ra hạt có kích cỡ đồng đều và ổn định.
Nhưng nhược điểm là hạt xốp, dễ vỡ.
» Danh sách Tập tin đính kèm: