Lợi ích gốc tự do
Không phải là gốc tự do nào cũng có hại đối với cơ thể. Ở nồng độ thấp hoặc trung bình các cấu tử oxy hoạt động (ROS: Reactive oxygen species) - nguồn gốc của gốc tự do là cần thiết cho quá trình trưởng thành của cấu trúc tế bào và có thể hoạt động như vũ khí cho hệ thống phòng thủ. Nếu được kiểm soát, gốc tự do là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, tạo ra chất màu melamine cần cho thị giác, góp phần sản xuất prostaglandin có công dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, tăng cường miễn dịch….Ví dụ, trong quá trình thực bào (bạch cầu trung tính, đại thực bào, bạch cầu đơn nhân) giải phóng các gốc tự do để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh xâm nhập như một phần của cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật [1, 2]. Tầm quan trọng của sản xuất ROS bởi hệ thống miễn dịch được minh họa rõ ràng bởi bệnh nhân bị bệnh u hạt. Những bệnh nhân này khiếm khuyết hệ thống enzim NADPH oxidase khiến không thể tạo ra gốc anion superoxide (O2•-), do đó dẫn đến nhiễm trùng nhiều và dai dẳng [3, 4]. Nitric oxide (NO) là một gốc tự do dùng để điều chỉnh lưu lượng máu, huyết khối và hoạt động thần kinh [5]. NO cũng quan trọng đối với việc bảo vệ cơ thể và tiêu diệt các mầm bệnh và các khối u nội bào. Một hoạt động có lợi khác của các gốc tự do là sự cảm ứng của phản ứng mitogenic [5, 6]. Tóm lại, các gốc tự do ở mức độ thấp hoặc trung bình là rất quan trọng đối với sức khỏe con người.
Tài liệu tham khảo:
1. Young, I.S. and J.V. Woodside, Antioxidants in health and disease. Journal of clinical pathology, 2001. 54(3): p. 176-186.
2. Dröge, W., Free Radicals in the Physiological Control of Cell Function. Physiological Reviews, 2002. 82(1): p. 47-95.
3. Aruoma, O.I., Nutrition and health aspects of free radicals and antioxidants. Food and Chemical Toxicology, 1994. 32(7): p. 671-683.
4. Cheeseman, K.H. and T.F. Slater, An introduction to free radical biochemistry. British Medical Bulletin, 1993. 49(3): p. 481-493.
5. Pacher, P., J.S. Beckman, and L. Liaudet, Nitric Oxide and Peroxynitrite in Health and Disease. Physiological Reviews, 2007. 87(1): p. 315-424.
6. Genestra, M., Oxyl radicals, redox-sensitive signalling cascades and antioxidants. Cellular Signalling, 2007. 19(9): p. 1807-1819.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: