Cephalosporin là kháng sinh nhóm beta-lactam, tác dụng diệt khuẩn tương tự nhóm penicillin. Dựa vào phổ kháng khuẩn cephalosporin được chia thành 5 nhóm.
Cephalosporin thế hệ thứ nhất :
Các thuốc hay gặp trong nhóm
-
Cephalexin (Keforal)
-
Cefadroxil (Aticef)
-
Cefazolin
Ngoài ra còn một số hoạt chất cephalosporin thế hệ thứ nhất nhưng ít gặp hơn như: Cefaloridin, Cefalotin…
Cách ghi nhớ:
-
Không có một nguyên tắc nhất định để đặt tên hoạt chất cho các phân nhóm Cephalosporin. Tuy nhiên để dễ nhớ, tên gọi hoạt chất thuộc cephalosporin thuộc nhóm thứ 1 có thể biết đến bắt đầu bằng “cefa” hoặc “cepha”, kết thúc bằng đuôi “in” hoặc “il”.
-
Ví dụ Cefa - drox- il, Cepha - lex - in …
Phổ kháng khuẩn của thế hệ 1:
-
Tác dụng mạnh trên Gram (+) và yếu trên Gram (-).
-
Vì vậy hay sử dụng để diệt khuẩn điều trị trong một số trường hợp bệnh do Gram (+) gây ra như: Nhiễm khuẩn Tai - Mũi - Họng do liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes, viêm phế quản do Streptococcus pneumoniae.
-
Ngoài ra, còn có phối hợp điều trị trong một số nhiễm khuẩn Gram âm do Neisseria, E.coli, Klebsiella pneumoniae.
Chỉ định:
-
Điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ bằng biệt dược Aticef hoạt chất cefadroxil hàm lượng 250mg; điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu bằng Cephalexin phối hợp cùng diệt khuẩn khác như ciprofloxacin( nhóm Quinolon).
-
Nhiễm khuẩn da hay phần mềm có thể có áp xe do Staphylococcus aureus còn nhạy cảm, hoặc nhiễm khuẩn da gặp trong chấn thương, bỏng… có thể dùng Cefazolin, Cephalexin.
Cephalosporin thế hệ thứ hai
Các thuốc hay gặp trong nhóm
-
Cefaclor
-
Cefuroxime (Zinnat)
Ngoài ra còn có thể gặp: Cefmandol, Cefoxitin, Cefotetan…
Cách ghi nhớ:
-
Để dễ nhớ nhóm này nên nhớ cụm từ FUR-FOX-FOR-FON, và cefM, ghi nhớ riêng Cefaclor.
-
Ví dụ Ce-fur-oxime, Ce-fox-itin...
Phổ kháng khuẩn của thế hệ 2:
-
Tác dụng trên cả Gram(+) và Gram (-). Tuy nhiên tác dụng trên Gram (+) yếu hơn so với thế hệ 1 và ngược lại mạnh hơn trên Gram (-).
-
Hay được sử dụng để điều trị một số nhiễm khuẩn do Gram (+) do S.aures, S.pyogenes, S.pneumoniae.
-
Mạnh hơn trên nhiễm khuẩn Gram (-) như Haemophilus influenzae, Enterobacter, Neissera, Proteus, E. Coli, Klebsiella.
Chỉ định:
-
Nhiễm khuẩn do S.pyogenes gây viêm họng điều trị bằng Cefaclor hàm lượng 250mg, 500mg, khi đã đề kháng với ampicillin và cephalosporin thế hệ 1.
-
Điều trị viêm phổi ở cộng đồng do S.pneumoniae dùng cefuroxime dạng tiêm.
-
Đặc biệt biệt dược Zinnat với hoạt chất Cefuroxim hàm lượng 500mg hay được sử dụng điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục.
Cephalosporin thế hệ thứ ba
Các thuốc hay gặp trong nhóm:
-
Cefotaxime
-
Ceftriazon
-
Ceftazidime
-
Cefpodoxime
-
Cefixime
Cách ghi nhớ:
-
Cephalosporin thế hệ 3 thường có đuôi “ime” ở cuối mỗi hoạt chất, ngoại trừ Ceftriazon, và cefuroxime thuộc thế hệ 2.
-
Ví dụ: Cefix - ime, Cefpodox - ime
Phổ kháng khuẩn thế hệ 3:
-
Ngược lại với thế hệ 1, tác dụng mạnh trêm Gram (-), yếu trên Gram (+). Phổ kháng khuẩn rộng hơn so với thế hệ 2, mở rộng thêm trên một số vi khuẩn đường ruột, trực khuẩn mủ xanh P.aeruginosae.
-
Hay sử dụng điều trị nhiễm khuẩn Gram (-) tương tự thế hệ 2, ngoài ra vẫn tác dụng mạnh trên một số Gram (+) của chi liên cầu khuẩn như S.pneumoniae.
Chỉ định:
-
Sử dụng điều trị viêm phổi cộng đồng do S.pneumoniae thể nặng có thể dùng Cefotaxime hàm lượng 500mg, 1g hoặc Ceftriazon 1g.
-
Với trường hợp nhiễm khuẩn da gây áp xe nguy hiểm do Staphylococcus auerus còn nhạy cảm thường dùng Ceftriazon dạng tiêm.
-
Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên như xoang mũi, họng với cefixime hàm lượng 50mg, 100mg.
-
Đặc biệt, thế hệ 3 thâm nhập vào dịch não tủy rất tốt nên là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân bị viêm não mủ do nhiều tác nhân vi khuẩn khác nhau. Ví dụ : ceftriazon dùng đường tiêm hàm lượng 2g ngày mỗi 12h tiêm nhắc lại.
Cephalosporin thế hệ thứ tư
Các thuốc hay gặp trong nhóm:
Cách ghi nhớ:
-
Thường có chữ “pi” ở trong hoạt chất thuộc cephalosporin thế hệ thứ 4
-
Các thuốc thuộc thế hệ 4 đều sử dụng bằng đường tiêm.
Phổ kháng khuẩn:
-
Có thể biết đến phổ kháng khuẩn của thế hệ thứ 4 là sự kết hợp giữa thế hệ thứ 3 cộng thêm phổ thế hệ thứ nhất. Tức là phổ tác dụng tương tự thế hệ 3, nhưng lại có thêm hiệu lực tốt trên Gram (+) tương tự thế hệ 1.
-
Vì vậy, hay sử dụng điều trị một số nhiễm khuẩn tiết niệu có biến chứng nguy hiểm do một số Gram (-) như ở thế hệ 3.
-
Điều trị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mủ do vi khuẩn đã kháng cephalosporin thế hệ 3.
-
Phổ tác dụng mở rộng mạnh trên cả Gram (+) như thế hệ 1: diệt các loại vi khuẩn như St.pneumoniae, Str.auereus.
Chỉ định:
-
Điều trị các nhiễm khuẩn nặng, có biến chứng thường gặp như nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phổi, nhiễm khuẩn da có áp xe: Sử dụng Cefepim hàm lượng 500mg, 1g, 2g dùng đường tiêm.
-
Chỉ sử dụng cephalosporin thế hệ thứ 4 cho trường hợp đặc biệt nặng, tránh sử dụng tràn lan gây tình trạng kháng thuốc.
Cephalosporin thế hệ thứ năm *
Các thuốc thường gặp:
Cách ghi nhớ:
-
Cephalosporin thế hệ 5 thường có “ro” ở trong hoạt chất.
-
Ví dụ Ceft- ro- line.
-
Các thuốc thế hệ 5 đều sử dụng đường tiêm.
Phổ kháng khuẩn:
Phổ kháng khuẩn của nhóm này rộng và mạnh trên cả Gram (+) và Gram (-).
Đặc biệt với chủng vi khuẩn MRSA (Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng kháng Methicillin)).
Chỉ định:
Thường ít khi sử dụng cho các trường hợp nhiễm khuẩn da, Tai - Mũi - Họng, viêm phổi, viêm màng não, viêm đường tiết niệu - sinh dục ở thể trạng bình thường vì để tránh tình trạng kháng kháng sinh nhân rộng.
Được sử dụng cho trường hợp viêm phổi, nhiễm khuẩn da do MRSA.
(*) Cephalosporin thế hệ 5 hiện nay chưa có tại Việt Nam, thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn đặc biệt nguy hiểm do Tu cầu vàng kháng Methicllin cùng với lựa chọn khác là Vancomycin.
Trên đây là phân nhóm cũng như là phổ kháng khuẩn của kháng sinh Cephalosporin.
Thường sử dụng nhóm Cephalosporin trong những trường hợp nhiễm khuẩn nào?
-
Nhiễm khuẩn da: sử dụng cephalexin, ceftriazon, cefuroxime…
-
Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục: Ceftriazon, cefuroxime, cefpodoxime, cefixime…
-
Nhiễm khuẩn hô hấp trên: ưu tiên cephalosporin thế hệ 1: như cephalexin, cefadroxil, cefazolin. Còn có thể sử dụng Cephalosporin thế hệ 2 và 3: cefuroxime, cefixime, ceftriazon…
-
Viêm phổi ở cộng đồng do St.Pneumoniae: Cefuroxime, Ceftriazon
-
Nhiễm khuẩn tiết niêu - sinh dục, da có biến chứng nguy hiểm : Ceftriazon, cefepim.
-
Viêm màng não mủ có biến chứng: lựa chọn ưu tiên cephalosporin thế hệ 3
-
Nhiễm khuẩn do MRSA: cephalosporin thế hệ 5.
GV: Hồ Thị Ngọc