Tóm tắt: Như đã biết, bổ sung thuốc opioid vào thuốc gây tê tủy sống cho tác dụng tiềm
năng trong các ca phẫu thuật ổ bụng. Trong nghiên cứu này, bổ sung thêm fentanyl, giảm
thiểu liều bupivacaine cho kết quả làm giảm tác dụng phụ do tiêm bupivacaine liều cao
trong mổ lấy thai.
Phương pháp:
Nghiên cứu được thực hiện trên 120 sản phụ sinh mổ được chia thành sáu nhóm, được
xác định là B8, B10 và B 12,5, tương ứng với sử dụng 8,10 và 12,5 mg bupivacain và
FB8, FB10 và FB 12,5 lần lượt được sự kết hợp với 12,5 μg fentanyl. Các thông số được
xem xét là đau nội tạng, ổn định huyết động, an thần trong phẫu thuật, run rẩy trong và
sau phẫu thuật, và đau sau phẫu thuật.
Kết quả:
Sự ức chế cảm giác đối với T6 diễn ra nhanh hơn khi tăng liều bupivacain ở nhóm chỉ
dùng bupivacain và nhóm kết hợp bupivacain -fentanyl. Dùng bupivacaine đơn độc ở
nồng độ thấp hơn không thể loại bỏ hoàn toàn cơn đau nội tạng. Huyết áp giảm khi tăng
nồng độ bupivacain và Fentanyl. Tỷ lệ buồn nôn và run rẩy giảm đáng kể trong khi đó,
tác dụng giảm đau sau phẫu thuật và huyết động học tăng lên khi thêm fentanyl. Viêm
ngứa, suy hô hấp ở bà mẹ và thay đổi điểm số Apgar của trẻ không xảy ra khi dùng
fentanyl.
Kết luận:
Gây tê tủy sống là một trong số các phương pháp gây tê trục thần kinh ở bệnh nhân sản
khoa, khi sử dụng cần tính toán liều lượng nghiêm ngặt vì sự thay đổi liều tối thiểu, các
biến chứng và tác dụng phụ phát sinh. Nghiên cứu này trình bày tác dụng hiệp lực, tăng
cường của fentanyl (một loại thuốc phiện) đối với bupivacain (một loại thuốc gây tê cục
bộ) trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai, fentanyl có thể làm giảm liều bupivacain và do
đó làm giảm tác dụng có hại của bupivacain.
Nguồn: https://bmcanesthesiol.biomedcentral.com/articles/10.1186/1471-2253-5-5
Người viết: Th.S. Võ Thị Hải Phượng
Người duyệt: TS. Hà Hải Anh