Bị sứa cắn là mối nguy đối với những người tắm biển và ngư dân trên toàn thế giới. Những sinh vật này có những tế bào nematocyst trong những chiếc tua của chúng, chứa độc tố được sử dụng để làm tê liệt con mồi. Nemopilema nomurai, một loại sứa độc thuộc họ Cnidaria, phóng ra nọc độc (NnV) bao gồm nhiều loại độc tố mạnh, với tác động gây tử vong đối với nhiều sinh vật. Trong số những độc tố này, metalloproteinases (thuộc họ protease độc) đóng vai trò quan trọng trong các triệu chứng tại chỗ, như viêm da, phản ứng dị ứng, cũng như các phản ứng hệ thống như đông máu, đông máu tổng hợp nội mạch, tổn thương mô và chảy máu. Do đó, một chất ức chế metalloproteinase tiềm năng (MPI) có thể là ứng viên hứa hẹn để giảm tác động của độc tố nọc độc sứa.
Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Hàn Quốc, các tác giả đã thu thập thông tin về dãy amino axit của metalloproteinase trong nọc độc Nemopilema nomurai (NnV-MPs) từ dữ liệu transcriptome và mô hình hóa cấu trúc ba chiều của nó bằng cách sử dụng AlphaFold2 trong một sổ tay Google Colab. Mô hình được sử dụng để sàng lọc 39 flavonoid và xác định chất ức chế mạnh nhất đối với NnV-MP. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh hiệu quả của flavonoid đối với nọc độc của động vật khác. Dựa trên phân tích của nghiên cứu này, Silymarin nổi lên như là chất ức chế hàng đầu thông qua các phân tích ADMET, docking và động học phân tử. Các mô phỏng in silico cung cấp thông tin chi tiết về sự tương tác giữa độc tố và liên kết với ligand. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng tác động ức chế mạnh mẽ của Silymarin đối với NnV-MP là do sự tương hợp hydrophobic và tạo liên kết hydro với độc tố.
Những phát hiện này gợi ý rằng Silymarin có thể là ứng viên để phát triển chất ức chế hiệu quả đối với NnV-MP, theo hướng giảm độc tính liên quan đến triệu chứng viêm, sưng sau khi bị sứa cắn.
Soạn bài: Hà Hải Anh