Từ thời cổ đại, các đặc tính chữa bệnh của thực vật đã được nghiên cứu do tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ của chúng. Chất chống oxy hóa đã được báo cáo có khả năng ngăn ngừa tổn thương oxy hóa do gốc tự do gây ra, nên chất chống oxy hoá có thể cản trở quá trình oxy hóa bằng cách phản ứng với các gốc tự do, chelate, kim loại xúc tác và bằng cách hoạt động như chất thu gom oxy. Các gốc tự do mang oxy (ROS) liên tục được tạo ra bên trong cơ thể con người. ROS được giải độc bởi các chất chống oxy hóa có trong cơ thể. Tuy nhiên, việc sản xuất quá mức ROS và/hoặc khả năng chống oxy hóa không đầy đủ có thể dễ dàng ảnh hưởng và gây ra tổn thương oxy hóa đối với các phân tử sinh học khác nhau bao gồm protein, lipid, lipoprotein và DNA. Quá trình oxy hóa là một yếu tố quan trọng liên quan đến một số bệnh mãn tính ở người như đái tháo đường, ung thư, xơ vữa động mạch, viêm khớp và các bệnh thoái hóa thần kinh và cả trong quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, các hợp chất phenolic và flavonoid phân bố rộng rãi trong thực vật được ghi nhận có nhiều tác dụng sinh học, bao gồm khả năng chống oxy hóa, thu dọn gốc tự do, chống viêm, chống ung thư, v.v.. Chiết xuất thô của các loại thảo mộc và các nguyên liệu thực vật giàu phenolic đang ngày càng được quan tâm trong ngành công nghiệp thực phẩm vì chúng làm chậm quá trình oxy hóa, phân hủy lipid và do đó cải thiện chất lượng và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Trong đó, flavonoid là một nhóm các hợp chất polyphenolic với các đặc tính phản ứng với các gốc tự do, ức chế các enzym thủy phân và oxy hóa, và có tác dụng chống viêm. Gần đây tiềm năng chữa bệnh của thực vật được quan tâm nhiều hơn, như chất chống oxy hóa trong việc giảm tổn thương mô do các gốc tự do gây ra. Mặc dù một số chất chống oxy hóa tổng hợp, chẳng hạn như hydroxyanisole butylated (BHA) và hydroxytoluene butylated (BHT), có sẵn trên thị trường, nhưng mức độ an toàn và độc tính của chúng là một vấn đề đáng lo ngại. Do đó BHA và BHT hạn chế sử dụng và có xu hướng thay thế chúng bằng các chất chống oxy hóa tự nhiên. Các chất chống oxy hóa tự nhiên, đặc biệt là phenolics và flavonoid từ trà, rượu, trái cây, rau và gia vị đã được khai thác thương mại dưới dạng phụ gia chống oxy hóa hoặc chất bổ sung dinh dưỡng. Ngoài ra, nhiều loài thực vật khác đã được nghiên cứu để tìm kiếm chất chống oxy hóa mới. Nhìn chung nhu cầu tìm thêm thông tin liên quan đến tiềm năng chống oxy hóa của các loài thực vật vì chúng an toàn và cũng có hoạt tính sinh học. Do đó, trong những năm gần đây, người ta chú ý nhiều đến việc xác định các loại thực vật có khả năng chống oxy hóa.
Người viết Ds. Trần Thị Diễm Thuỳ
Người duyệt Ths. Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Tài liệu tham khảo
1. Miller, A. L., 1996. Antioxidant flavonoids: structure, function and clinical usage. Alt. Med. Rev., 1:103
2. Frankel, E., 1995. Nutritional benefits of flavonoids. International conference on food factors: Chemistry and Cancer Prevention, Hamamatsu, Japan. C6-2.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: