SEDDS DẠNG RẮN (S-SEDDS)
S-SEDDS là một kỹ thuật bào chế hiện đại có thể giải quyết được các vấn đề của dạng bào chế tự nhũ dạng lỏng như độ ổn định công thức kém, tương tác giữa tá dược và màng viên nhộng, tác dụng kích ứng của tá dược thân lipid và tá dược làm đông đặc để chuyển dạng từ hệ thống SEDDS dạng lỏng qua các dạng bào chế khác như pellet, viên giải phóng kiểm soát và viên nhộng mini được sử dụng trong các hướng bào chế khác nhau như phun sấy, hấp thụ trên các chất mang trơ, tăng độ thấm, hiện tượng eutecti, siêu bão hòa, phun hình cầu, tạo hạt đun chảy, tạo hạt, vi cầu, và siêu vi cầu nano. Những hệ thống này có các đặc tính đáng quí như chi phí sản xuất thấp, dễ trơn chảy hơn, độ ổn định cao, an toàn và sự hài lòng của bệnh nhân. Ngoài ra, công thức S-SEDDS còn cho phép khả năng làm giảm liều dùng và làm tăng sự chính xác của liều sử dụng. Một vài kỹ thuật làm động đặc có khả năng ứng dụng cho mục đích này dẫn tới sự khác nhau giữa mỗi kỹ thuật trong điều kiện của việc tải thuốc vào trong dạng bào chế và khả năng giải phóng lại lượng hoạt chất này của dạng bào chế rắn này sau khi chuyển từ dạng bào chế lỏng thành rắn. Do đó, sự lựa chọn đặc tính đông đặc của kỹ thuật nào sẽ quyết định bản chất công thức chất lỏng, đặc tính của thuốc và kích cỡ lô của chúng. Vì quá nhiều các mặt tốt như thế, hệ tự nhũ dạng rắn đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu hơn so với hệ tự nhũ dạng lỏng. Một vài hướng lớn của việc bào chế S-SEDDS đó là hấp phụ lên các chất mang xốp, dập trực tiếp, phun hình cầu, và đun chảy tạo hạt.
SEDDS dạng lỏng có thể chuyển đổi qua dạng rắn bằng cách hấp phụ vật lý hệ tự nhũ dạng lỏng lên bề mặt của chất mang rắn để đạt được một loại bột dễ chảy. Sau đó, hạt tạo có thể đổ trực tiếp vào nang thuốc hay có thể dùng để dập thẳng. Phương pháp này cho các đặc tính đáng quí đó là dễ sản xuất, tiết kiệm thời gian sản xuất, sự đồng đều về hàm lượng (>70% khối lượng/khối lượng) và hiệu suất mang thuốc cao. Việc thay đổi các chất mang có qui trình đông vón khác nhau như các chất vô vơ có cấu trúc vi xốp, có kích cỡ hạt keo, các polyme có cầu nối liên kết chéo và các chất hấp phụ dạng hạt nano. Sự hiện diện một bề mặt khổng lồ và cấu trúc xốp rỗng cung cấp khả năng hấp phụ cho các vật liệu nano làm bằng silic. Các thành phần dầu trong công thức sẽ gấp thụ lên các bề mặt gần nhất trên các chất mang xốp và hình thành nên các lớp màng mỏng trên bề mặt silic, giải phóng dược chất trong suốt quá trình hòa tan bằng cơ chế khuếch tán. Các dẫn chứng gần đây cho ứng dụng sử dụng silic đó là silic dioxit (ví dụ Aerosil), hay nhôm silic và dẫn chất của nó (ví dụ: Sylysia, Neusilin), canxi silic (ví dụ: Florite, Hubesob), gel silic xốp dạng nhỏ (ví dụ: Syloid) và silic kết tủa (ví dụ: Neosyl).
Trong phương pháp này, công thức chứa pha dầu dễ bay hơi được bay hơi dưới áp suất giảm để hình thành màng mỏng của hệ tự nhũ. Lớp màng hình thành được sấy khô và đi qua một rây để đạt được hệ tự nhũ dạng rắn dễ chảy dạng bột. Các tác nhân để hình thành dạng bào chế như lactose, mannitol và sorbitol đều được thêm vào trong suốt quá trình cô quay để cải thiện sản lượng và tránh lãng phí. Cô quay ở qui mô phòng thí nghiệm được sử dụng rộng rãi. Thêm nữa, phospholipid như Phospholipopn 90H, lecithin đậu nành, phosphatidylcholine distearoy, phosphatidylcholine đậu nành hydro hóa còn được thêm trong suốt quá trình cô quay để ổn dịnh nhằm tránh sự oxi hóa của các lipid trong suốt quá trình bảo quản. Những công thức đó cho thấy khả năng cải thiện độ đổn định và được chú ý trong tiềm năng làm tăng sinh khả dụng so với dạng bào chế lỏng.
Đông khô là kỹ thuật làm cho công thức tự nhũ lỏng đông lạnh pha nước và bay hơi ở áp suất, nhiệt độ giảm để đạt được bột, một kỹ thuật tái cấu trúc với pha nước, tạo ra một dạng vi nhũ tương hoặc siêu vi nhũ tương mịn. Các chất bảo vệ lạnh như mannitol, dextrose, lactose và trehalose thường được thêm vào trong quá trình đông khô và hoạt động như một chất tạo hình, giúp cho sự hình thành một loại bột có thể chảy được. SEDDS đông khô có được sự tiến bộ trong ổn định hoạt chất, làm tăng hiệu suất và cải thiện sự hài lòng của bệnh nhân.
Kỹ thuật này liên quan đến sự phun các công thức tự nhũ phân tán với các chất mang trơ để đạt được một màng sương gồm các giọt chất lỏng sẽ được sấy khô và chuyển đổi thành dạng bột chảy tốt còn được gọi là SEDDS phun sấy. Các hạt này có thể đổ vào các nang hay dập thẳng thành viên. Hướng đi này đã được chứng minh là dễ dàng ưng dụng ở qui mô công nghiệp trong việc chuyển từ hệ tự nhũ dạng lỏng qua dạng rắn do dễ dàng sản xuất và nâng cấp qui mô sản xuất. Hệ thống này không chỉ cải thiện độ ổn định công thức mà còn làm tăng sinh khả dụng của dạng bào chế nữa. Polyme thân nước dạng rắn như cellulose vi tinh thể (MCC), polyme thân dầu (ví dụ: crosspovidone) thường được sử dụng như chất mang để điều chế hệ tự nhũ phun sấy.
Trong phương pháp này công thức dầu lỏng nấu chảy được phun và sấy trong một buồng làm mát, việc đông lạnh làm tái kết kinh tạo ra các bột mịn hình cầu. Những bột mịn này có thể đóng vào các nang cứng hay chuyển thành dạng bào chế viên nén. Ở qui mô phòng thí nghiệm hay sử dụng phun xoay và phun siêu âm để diều chế dạng bào chế này. Các pha dầu và chất nhũ hóa đặc biệt với điểm nóng chảy hơn nhiệt độ phòng một chút được sử dụng như Gelucire, Vitamin E TPGS, Solutol và Polaxamer hay được sử dụng để sản xuất bột phun lạnh tự nhũ.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: