TƯƠNG TÁC THUỐC: MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA NƯỚC ÉP BƯỞI
Thuốc có thể tương tác với các loại thuốc khác, cả theo toa và không kê đơn, nhưng bạn có biết rằng thuốc cũng có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống và thảo dược không? Một loại thực phẩm, đồ uống, thuốc hoặc thảo mộc có thể làm giảm hoặc tăng tác dụng của thuốc, ngăn không cho nó hoạt động, hoặc tăng hoặc giảm tác dụng phụ của thuốc. Tác dụng phụ mới có thể xuất hiện từ một tương tác. Hãy chắc chắn rằng bác sĩ và dược sĩ của bạn biết tất cả các loại thuốc và thảo dược bạn đang dùng. Nếu bạn lo ngại rằng một loại thực phẩm hoặc đồ uống có thể ảnh hưởng đến một loại thuốc bạn đang dùng, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.
Bưởi là trái cây có múi được rất nhiều người ưu thích bởi bưởi có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Ăn bưởi có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: làm giảm cholesterol trong máu, chống cao huyết áp, ngăn ngừa ung thư...Mặt khác ngoài múi bưởi dùng để ăn người ta có thể tận dụng những phần khác từ trái bưởi như: lá bưởi, hoa bưởi, cùi trắng, vỏ xanh, hạt bưởi... để sử dụng trong chế biến thực phẩm hay chữa bệnh. Ví dụ như: Cùi trắng dùng để làm mứt, nấu chè, vỏ xanh của bưởi dùng gội đầu, sản xuất tinh dầu từ hoa bưởi...Trong đông y cho rằng bưởi có công hiệu lợi cho dạ dày, là thực phẩm tiêu hóa, trị hen suyễn, giải rượu.
Theo nghiên cứu phát hiện, bưởi còn chứa nhiều thành phần chất như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, hàm lượng vitamin C phong phú, vitamin B2, viatamin P, carotene, insulin… và nguyên tố vi lượng như canxi, kali, phốt pho, sắt… nên rất có lợi cho cơ thể.
Hình ảnh minh họa
Sự tương tác giữa thực phẩm và thuốc này có thể là một mối lo ngại. Shiew Mei Huang - Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nhấn mạnh và cho biết, FDA đã yêu cầu cần có cảnh báo đối với một số thuốc kê đơn và không kê đơn (OTC) đường uống về sự tương tác bất lợi với nước bưởi hoặc ăn bưởi trong khi dùng thuốc.
Bưởi là một loại thực phẩm phổ biến có thể ảnh hưởng đến hơn 50 loại thuốc khác nhau bằng cách ảnh hưởng đến hoạt động hoặc sự trao đổi chất của chúng. Bản chất của sự tương tác khác nhau. Trái cây có thể làm tăng nồng độ trong máu của một số loại thuốc, như statin. Trong các trường hợp khác, như với thuốc kháng histamine fexofenadine (Allegra), nước bưởi và bưởi làm giảm cả nồng độ trong máu của thuốc và hiệu quả của nó.
Một tổng quan về các tương tác thuốc nghiêm trọng sẽ không hoàn chỉnh nếu không nhắc đến nước ép bưởi, loại nước ép có thể làm tăng nồng độ thuốc do cản trở chuyển hóa thuốc, chủ yếu do các chất trong nước ép bưởi làm ức chế enzym CYP3A4 chuyển hóa thuốc ở ruột non. [18] Chất ức chế làm giảm chuyển hóa lần đầu của các loại thuốc sử dụng hệ thống CYP3A4 ở đường ruột, do đó làm tăng sinh khả dụng và nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương của các cơ chất chuyển hóa của CYP3A4. Tác dụng của nước ép bưởi lên quá trình chuyển hóa thuốc đáng kể nhất đối với các loại thuốc bị chuyển hóa lần đầu qua gan cao (ví dụ: felodipin, amiodarone). [18] Các thuốc quan trọng khác cũng bị ảnh hưởng bởi nước ép bưởi như một số thuốc nhóm statin (simvastatin và lovastatin là nhiều nhất, atorvastatin thì ở một mức độ nào đó, nhưng không ảnh hưởng nếu là pravastatin), cyclosporine, amlodipine và nifedipine. Tương tác giữa simvastatin, verapamil và nước éo bưởi cũng là một tương tác nghiêm trọng.
Bệnh nhân tiêu chảy có hệ tiêu hóa kém không nên ăn bưởi
Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng...
Người đang dùng những loại thuốc dưới đây không nên ăn bưởi
- Thuốc kháng sinh: bao gồm những tên thuốc như: clarithromycin, erythromycin, troleandomycin.
Thuốc chống lo âu: alprazolam, buspirone, midazolam, triazolam. - Thuốc chống loạn nhịp tim: amiodarone, quinidine.
- Thuốc chống đông: warfarin. - Thuốc chống động kinh: carbamazepine (carpatrol, tegretol).
- Thuốc kháng nấm: itraconazole. - Thuốc trị giun sán: albendazole.
- Thuốc kháng histamine: fexofenadine. - Các thuốc kháng ung thư: cyclophosphamide, tamoxifen, vinblastine, vincristine.
- Thuốc trị ho: dextromethorphan.
- Thuốc kháng virút: amprenavir, indinavir, ritonavir, saquinavir, thuốc điều trị HIV/AIDS.
- Thuốc ức chế kênh calcium trong điều trị cao huyết áp: diltiazem, felodipine, nicardipine, nifedipine, nimodipine, nisoldipine.
- Thuốc trị rối loạn cương dương: sildenafil, tadalafil.
- Thuốc ức chế miễn dịch: cyclosporine, sirolimus, tacrolimus. - Thay thế hormone: cortisol, estradiol, methylprednisolone, progesterone, testosterone.
- Thuốc trị bệnh tuyến tiền liệt: finasteride.
- Thuốc giảm béo: Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.
- Thuốc chống dị ứng: Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.
- Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride... Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi. Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi vài giờ trước hoặc sau khi bạn uống thuốc vẫn có thể còn nguy hiểm, vì vậy tốt nhất là tránh hoặc hạn chế loại thực phẩm này.
Người hút thuốc lá, uống bia, rượu hoặc các loại nước uống có chứa ethanol.
Thông thường phải sau 48h thôi không dùng thuốc (hút thuốc, uống rượu..) mới được ăn bưởi hoặc uống nước bưởi, bởi vì trong nước bưởi có chứa chất Puranocoumarin làm tăng giáng hoá Cyt P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm thay đổi tác dụng của thuốc hoặc làm tăng độc tính của thuốc, của nicotin, ethanol, hại cho sức khoẻ.
Bảng tương tác thuốc và giải pháp
Thuốc 1 |
Thuốc 2 |
Hậu quả |
Giải pháp (không đầy đủ) |
Phối hợp gây Hội chứng serotonin |
|||
Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) HOẶC Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin/norepinephrine (SNRI) |
Tramadol, trazodone, dextromethorphan, linezolid, nhóm triptan (đau nửa đầu) |
Gây Hội chứng serotonin (thay đổi trạng thái tâm thần, thần kinh cơ hoạt động quá mức, tăng hoạt động của hệ thần kinh thực vật) |
+ Tránh phối hợp + Giảm liều + Theo dõi |
Nhóm statin + chất ức chế CYP 3A4 gây tiêu cơ vân |
|||
Nhóm statin + Simvastatin, lovastatin atorvastatin, lovastatin (S-A-L): bị chuyển hóa qua CYP 3A4 |
Các fibrate (đặc biệt là gemfibrozil), thuốc kháng nấm nhóm azole ( Itraconazole, Ketoconazole, Posaconazole, Voriconazole), amiodarone, macrolid (đặc biệt là erythromycin và clarithromycin, nhưng không bao gồm azithromycin), thuốc ức chế protease (ví dụ ritonavir) và thuốc chẹn kênh calci (đặc biệt là verapamil và diltiazem) |
Thuốc 2 ức chế CYP 3A4, làm tăng nồng độ của statin, tăng nguy cơ tiêu cơ vân.
|
+ Thay bằng pravastatin, fluvastatin, rosuvastatin pitavastatin (không chuyển hóa qua CYP 3A4) + Giảm liều statin + Uống cách nhau 12h |
Clarithromycin + chất chuyển hóa qua CYP 3A4 |
|||
Clarithromycin, kể cả erythromycin
|
Nhóm chẹn kênh calci (amlodipine, nifedipine và felodipin) |
Thuốc 1 ức chế CYP 3A4, gây hạ huyết áp |
+ Thay bằng azithromycin vì thuốc này không ức chế CYP 3A4 |
Colchicine |
Quá liều colchicine |
|
|
Nhóm statin (đặc biệt simvastatin, lovastatin) |
Tiêu cơ vân do statin |
|
|
Glipizide hoặc glyburide |
Gây hạ đường huyết |
|
|
TMP/SMX + ACEI hoặc ARB gây tăng kali máu |
|||
TMP/SMX |
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACEIs) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) |
Tăng kali máu (đặc biệt ở người cao tuổi, bệnh thận mãn) |
+ Tránh phối hợp + Theo dõi Kali máu |
Warfarin + paracetamol hoặc prednisone gây tăng INR |
|||
Warfarin |
Paracetamol |
Tăng INR
|
INR nên được đánh giá sau 3-5 ngày khi bệnh nhân bắt đầu dùng hàng ngày paracetamol Điều này là không cần thiết nếu chỉ dùng một liều paracetamol |
|
Prednisone |
Tăng INR
|
Không cần điều chỉnh liều warfarin nếu chỉ dùng prednisone thời gian ngắn |
Nhóm NSAID + ACEI hoặc ARB gây tăng huyết áp |
|||
Nhóm NSAID + indomethacin, piroxicam và naproxen: ảnh hưởng nghiêm trọng lên huyết áp + ibuprofen, rofecoxib, và celecoxib: ảnh hưởng trung bình + aspirin: ảnh hưởng không đáng kể |
Thuốc trị tăng huyết áp (thuốc lợi tiểu, ACEIs và ARBs) |
Gây tăng huyết áp Suy thận cấp |
+ Tránh phối hợp + Theo dõi huyết áp, điều chỉnh thuốc trị THA nếu cần + Chọn NSAID ít ảnh hưởng lên huyết áp |
Levothyroxin + PPI hoặc thuốc khác gây nhược giáp |
|||
Thuốc bổ sung hormone tuyến giáp (levothyroxi) |
Thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc kháng acid, statin, sắt, calci, magie, raloxifene, và estrogen |
Cản trở hấp thu hormone tuyến giáp, gây nhược giáp.
|
+ Tăng liều hormone tuyến giáp + Xét nghiệm lại chức năng tuyến giáp sau khi dùng thuốc 2 + Uống cách nhau ít nhất 4-6h |
Nguồn tham khảo:
https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/avoiding-drug-interactions
https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/grapefruit-juice-and-some-drugs-dont-mix
https://suckhoedoisong.vn/tuong-tac-bat-loi-cua-nuoc-buoi-voi-mot-so-loai-thuoc-n134508.html
https://www.medicinenet.com/drug_interactions_of_foods_herbs/article.htm
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: