DS. TRẦN VĂN HIỀN - Khoa Dược, Đại học Duy Tân.
Ở trẻ nhỏ, sự trưởng thành của trung tâm điều nhiệt vẫn chưa đầy đủ. Nên trong những trường hợp sốt cao, nếu không hạ sốt kịp thời có thể dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài cho trẻ như động kinh, giảm khả năng nhận thức, những vẫn đề về trí nhớ,v..v..
Dưới góc độ sinh lý học, sốt là một phản ứng có lợi; báo hiệu cơ thể đang bị các tác nhân như vi khuẩn, virus xâm hại và hệ miễn dịch đang đấu tranh để loại bỏ các tác nhân này. Qúa trình này giúp hệ miễn dịch của trẻ trưởng thành hơn, khả năng chống chọi cao hơn. Do đó, không hẳn cứ sốt là sử dụng thuốc hạ sốt; việc sử dụng thuốc hạ sốt hợp lý, đúng thời điểm cũng rất quan trọng.
Các phụ huynh nên lưu ý trong ngăn mát tủ lạnh nên có chứa sẵn các thuốc hạ sốt dạng đặt trực tràng để sử dụng trong các thời điểm khẩn cấp. Lưu ý một số vấn đề sau:
1. Khi trẻ sốt dưới 38,5oC thì KHÔNG sử dụng thuốc hạ sốt, thay vào đó là cởi áo quần thông thoáng cho trẻ, dùng khăn ấm lau bẹn, nách và trán cho trẻ. Có thể dùng lá rau ngót giã nát đắp lên trán hoặc bẹn cũng hạ sốt rất nhanh.
2. Khi thân nhiệt tăng tren 38,5oC thì mới bắt đầu sử dụng thuốc hạ số, tùy theo cân nặng thể trạng của trẻ mà lựa chọn thuốc, liều lượng hợp lý. Thuốc hạ sốt được cho là an toàn và sử dụng nhiều là Paracetamol (Acetaminophen) được bào chế ở dạng viên đạn đặt trực tràng rất tốt.
3. Khi đặt trực tràng cần chú ý không nên đặt viên thuốc vào sâu, khi đó sẽ giảm hiệu quả hạ sốt của thuốc; tốt nhất là đặt vào khoảng 4cm (2 đốt ngón tay).
4. Chú ý bù nước uống hoặc sữa mẹ để góp phần hạ thân nhiệt. Tránh sủ dụng thức ăn dầu mỡ, thức ăn cứng.
5. Mỗi liều hạ sốt Paracetamol thường kéo dài 3-4 tiếng, nếu còn sốt thì tiếp tục sử dụng nhưng không quá 2-3 lần/ngày
6. Trong trường hợp sốt cao trên 39,5oC thì cần hạ sốt ngay và đưa trẻ đến trung tâm ý tế gần nhất, tránh xảy ra tình trạng co giật ở trẻ.
7. Nếu sốt kéo dài trên 3 ngày, cần đưa trẻ đến các cơ sở ý tế chuyên khoa Nhi để thăm khám và chẩn đoán vì có thể trẻ đang mắc một bệnh lý nào đó gây nên tình trạng sốt kéo dài.
CÁCH ĐẶT THUỐC AN TOÀN
Thuốc phải được bảo quản ở nhiệt độ lạnh, nên để trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ từ 2oC-8oC. Trước khi dùng nên kiểm tra viên thuốc phải bảo đảm đủ độ cứng, dễ dàng đưa thuốc vào trực tràng. Bóc thuốc ra phải nhét ngay vào hậu môn vì rời lớp vỏ, thuốc dễ tan nhanh. Trong loại thuốc đạn này có chứa paracetamol, vì vậy không được cho trẻ dùng đồng thời cả thuốc đặt và thuốc uống cùng chứa paracetamol, dễ bị quá liều, gây hạ nhiệt độ quá nhanh lên thân nhiệt của trẻ và ngộ độc thuốc. Khi đặt thuốc cho trẻ, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn cho trẻ rồi rửa tay sạch bằng xà phòng. Đặt tư thế mông trẻ dốc lên để dễ dàng đặt thuốc và phải nhẹ nhàng khi đặt, tránh mạnh tay. Sau đó khép giữ 2 nếp mông trẻ để thuốc không rơi ra ngoài trong 2 - 3 phút.
Không nên coi việc dùng thuốc viên đạn là giải pháp thường xuyên để hạ sốt cho trẻ. Mỗi ngày không nên dùng thuốc đặt hậu môn quá 2 lần và nên xen kẽ giữa các lần dùng thuốc uống và thuốc đặt để đảm bảo việc hạ sốt cho trẻ. Thuốc viên đạn hạ sốt chỉ nên dùng khi trẻ không thể uống được thuốc, trẻ nôn ói nhiều, đang co giật hoặc trẻ đang ngủ mà không muốn đánh thức trẻ dậy.
Không dùng thuốc viên đạn hạ sốt với trẻ bị dị ứng paracetamol, có bệnh nặng ở gan, bị viêm da vùng hậu môn - trực tràng, chảy máu trực tràng, bị tiêu chảy. Không nên dùng cho trẻ thường bị táo bón hoặc đang có bệnh lý vùng hậu môn vì lớp niêm dịch ở trực tràng không bình thường sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc, làm giảm tác dụng điều trị.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: