Trong đợt bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính (SARS) diễn ra tại Trung Quốc năm 2003, Diếp cá được sử dụng như một loại thảo mộc thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa SARS. Để làm rõ cơ chế tác dụng của dược liệu này đối với các hội chứng hô hấp cấp tính, nghiên cứu về tác dụng điều hòa miễn dịch và khả năng ức chế hoạt động của virus đã được thực hiện. Kit-Man Lau và cộng sự đã chứng minh dịch chiết nước Diếp cá thể hiện tác dụng ức chế đáng kể đối với enzyme protease 3CL và ARN polymerase phụ thuộc ARN (RdRp). Trong đó, enzyme protease 3CL là protease chính của SARS-CoV, chịu trách nhiệm giải phóng các enzym sao chép chính như RdRp và helicase từ các tiền chất polyprotein, có chức năng quan trọng trong vòng đời của virus, và thực tế, enzyme này là một trong những mục tiêu chính trong phát triển các loại thuốc chống lại bệnh SARS. Theo kết quả của nghiên cứu, dịch chiết Diếp cá ở nồng độ 200g / ml hoặc cao hơn, có thể ức chế đáng kể hoạt động của 3CLpro (p <0,05). Ở liều thử nghiệm cao nhất (1000
g / ml), hoạt tính 3CLpro đã giảm xuống còn 50% mức kiểm soát. Kết quả này chỉ ra rằng HC thể hiện sự ức chế phụ thuộc liều đối với hoạt động của protease 3CL.
Bên cạnh protease 3CL, RdRp cũng là 1 enzyme quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong sao chép và tổng hợp sợi ARN, các chất ức chế polymerase này đã được ứng dụng trong điều trị suy giảm miễn dịch ở người loại 1 (HIV1), virus viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV). Trong nghiên cứu đang được đề cập, dịch chiết Diếp cá ở các nồng độ khác nhau (50, 100, 200, 400 và 800 g / ml) đều làm giảm đáng kể hoạt tính của RdRp, đáng chú ý, ở nồng độ 800 g / ml, hoạt tính của enzyme chỉ còn 26% so với mẫu chứng. Một nghiên cứu năm 2021 cũng chỉ ra tiềm năng của các flavonol đối với đích tác động là một số enzyme quan trọng của virus trong đó có 2 enzyme protease 3CL và RdRp, điều này càng làm rõ mối liên hệ giữa thành phần hóa học và tác dụng kháng virus của 1 loài giàu flavonol như Diếp cá.
Người dịch: Lưu Nguyệt Linh
Nguồn: Lau Kit-Man, Lee Kin-Ming, Koon Chi-Man, Cheung Crystal Sao-Fong, Lau Ching-Po, et al. (2008), "Immunomodulatory and anti-SARS activities of Houttuynia cordata", Journal of ethnopharmacology, 118(1), 79-85.