Tiếng Anh là một trong những môn học bắt buộc trong nhà trường cũng như giáo dục đại học. Trong trường hợp này, các sinh viên học tiếng Anh theo xu hướng liên quan đến lĩnh vực học tập theo chuyên ngành của họ.
Với lựa chọn như vậy, sinh viên thể hiện nhận thức được việc học tiếng Anh là điều cần thiết để phát triển kỹ năng của họ cho sự nghiệp tương lai sau này. Mặt khác, báo cáo trước đây cho thấy sinh viên đã lựa chọn học tiếng Anh theo mục đích cụ thể (English in specific purpose - ESP). Smock (2003) định nghĩa rằng ESP là một hình thức giảng dạy tiếng Anh thông qua nhu cầu cơ bản và thực tế của sinh viên. Nhu cầu này mang tính tức thời, khi cần hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể. Công bố này cũng cho thấy, ESP đưa ra nhu cầu thích hợp hơn cho sinh viên so với hình thức khác. Năm 2014 Saragih đã thực hiện một nghiên cứu để đánh giá nhu cầu học tiếng Anh của 50 sinh viên điều dưỡng. Kết quả cho thấy nhu cầu thực sự của sinh viên điều dưỡng trong ESP phản ánh được xu hướng nghề nghiệp tương lai của họ. Ngoài ra, P’Rayan (2008) đã nghiên cứu phân tích nhu cầu của người học ESP, đặc biệt là tiếng Anh cho Kỹ thuật tại Đại học Anna, Ấn Độ. Phát hiện của nghiên cứu này cho thấy một số kỹ năng hữu ích cần cho người học lại bị bỏ qua do phần lớn các lớp học ESP được thực hiện theo phương pháp định hướng của giáo viên. Hơn nữa, tác giả cũng đề nghị thiết kế lại mục tiêu và giáo trình cho phù hợp với tiêu chí đào tạo. Giáo trình ESP hiện tại đã được điều chỉnh từ một số giáo trình trong chương trình dược ở Indonesia. Giáo trình bao gồm các chủ đề hoặc chủ đề dựa trên cách tiếp cận giao tiếp. Như chúng ta biết rằng, hầu hết các giảng viên đôi khi sử dụng ngữ pháp tiếng Anh và mẫu câu theo những khía cạnh trung tâm của học tập và giảng dạy. Nhưng kết quả phân tích lại gợi ý rằng, sinh viên cần học nói tiếng Anh để giao tiếp trong cuộc sống và công việc của họ. Theo Richardson (2001), có hai loại nhiệm vụ có thể được coi là cơ sở trong việc thiết kế một giáo trình là: nhiệm vụ sư phạm và nhiệm vụ từ thực tiễn. Các nhiệm vụ từ thực tiễn được thiết kế để học sinh được thực hành và trở nên quan trọng, hữu ích trong từng tình huống thực tế (Richardson: 2013).
Dựa trên lời giải thích trước đó, người viết kết luận rằng, các giảng viên tổ chức chương trình đào tạo Dược sĩ ở trường NU Sunan Giri Bojonegoro đã sử dụng hệ thống giáo trình chưa phù hợp cho người học. Đây có thể là vấn đề quan trọng cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Vì vậy, việc các tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu “Sinh viên ngành Dược của NU Sunan Giri cần giáo trình tiếng Anh nào? là thực sự cần thiết.
Tài liệu tham khảo: http://dx.doi.org/10.24256/ideas.v8i2.1598
Người viết: Nguyễn Thị Hà
Người duyệt: Hà Hải Anh
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: