Tìm hiểu về bệnh quai bị và việc tự điều trị bệnh tại nhà
Quai bị là hiện tượng viêm tuyến nước bọt do virus (paramyxovirus). Các tuyến nước bọt chủ yếu phân bố ngay bên dưới và phía trước tai. Triệu chứng ban đầu có thể là mệt mỏi, sốt, đau đầu , đai tai, khô miệng, buồn nôn,… triệu chứng sốt có thể khác nhau từ sốt nhẹ đến có thể sốt cao tới 40 độ. Vài ngày sau đó, một hoặc cả hai tuyến nước bọt (tuyến mang tai) có thể bị sưng. Các tuyến nước bọt khác bên cạnh mang tai cũng có thể bị ảnh hưởng, gồm cả tuyến nước bọt ở dưới hàm và lưỡi, đầu các tuyến này trong miệng sẽ bị sưng đỏ lên. Đôi khi dễ nhầm lẫn bệnh quai bị với bệnh bạch hầu hay bệnh viêm hạch cổ do vi trùng, nên cần phân biệt khi mắc quai bị sẽ không sờ thấy phần xương quai hàm ở phía dưới tai, bệnh nhân sẽ bị đau khi nhai hoặc nuốt.
Quai bị lây qua tiếp xúc với tuyến nước bọt hoặc qua đường hô hấp. Có khoảng 1/3 số bệnh nhân bị quai bị sung nhẹ không đáng kể hoặc không bị sưng bất cứ tuyến nào, do đó nhiều người đã tiếp xúc với người bệnh và mắc bệnh mà không hề nhận thấy điều đó.Quai bị dễ lây trong khoảng từ 2 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, đến khi tuyến mang tai hoàn toàn không còn sung, thường là khoảng một tuần sau khi các tuyến này bắt đầu sung. Bệnh phát triển ở người dễ mắc bệnh đã từng tiếp xúc với người bị bệnh trong vòng từ 16 đến 18 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Những biến chứng có thể xảy ra như viêm não, viêm tụy (nhiễm trùng do virus), bệnh thận, điếc, các biến chứng lên tinh hoàn , buồng trứng, các biến chứng này gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em.
Quai bị là một bệnh lành tính nên có thể điều trị tại nhà, nhưng phải chú ý theo dõi để phát hiện kịp thời các biến chứng của bệnh.
Một số lưu ý khi điều trị quai bị tại nhà như:
Uống nhiều nước, ăn các thức ăn mềm và uống thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol
Tránh vận động nhiều để tránh các biến chứng như viêm màng não, viêm tình hoàn hay viêm buồng trứng
Chườm ấm hoặc chườm mát để tuyến nước bọt bớt sung
Tránh sử dụng những thực phẩm có tính axit, trái cây hoặc bia rượu
Bệnh nhân mắc quai bị nên kiêng nước, kiêng gió và nước lạnh vì có thể khiến cho vùng quai bị của người bệnh càng sưng to và đau hơn nhưng người bệnh nên tắm rửa và vệ sinh cá nhân bình thường để tiêu diệt vi khuẩn.
Dùng thuốc kháng sinh phải có sự chỉ định từ bác sĩ
Tuyệt đối không tự điều trị quai bị bằng các phương pháp dân gian như dùng mực tàu, lọ nồi, đắp lá cây hay dán cao vào vùng bị sưng. Điều này có thể khiến cho da của bạn bị nóng, phỏng, đây là điều kiện thích hợp cho vi trùng từ ngoài vào xâm nhập tuyến mang tai khiến cho tình trạng viêm nặng hơn, thậm chí có thể là nhiễm trùng máu.
Bệnh nhân bị quai bị cần nghỉ ngơi tại nhà để tránh lây bệnh từ người này sang người khác. Bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng từ 5-7 ngày nếu không xuất hiện các biến chứng. Sau khoảng 10 ngày, vùng mang tai sẽ giảm sưng dần và hồi phục hoàn toàn.
Đi khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng như nôn ói nhiều, đau đầu , đau bụng; xuất hiện các biến chứng
Tại thời điểm này, chưa có loại thuốc đặc trị cho virus quai bị, vì vậy cần điều trị để giảm bớt các triệu chứng bệnh cho đến khi tình trạng nhiễm trùng tự hết.
Hiện nay đã có vắc xin MMR, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella, được đưa vào chương trình tiêm chủng cho trẻ em. Người lớn chưa tiêm hoặc chưa bao giờ bị quai bị cũng nên tiêm vắc xin. Tuy nhiên, nếu sống và làm việc trong môi trường phải tiếp xúc nhiều với người bệnh thì vẫn có thể bị mắc quai bị kể cả những người đã được tiêm vắc xin nhưng các triệu chứng bệnh và các biến chứng sẽ được giảm xuống, ít nguy hiểm hơn.
Người duyệt Người viết
Nguyễn Thị Thùy Trang Nguyễn Thị Hà
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: